Công ty Nhật khuyến khích chợp mắt lúc làm việc
Ngủ gật khi đang làm việc nói chung không được tán thành trước đây. Thế nhưng, ngày càng nhiều công ty ở Nhật Bản khuyến khích nhân viên tranh thủ chợp mắt tại nơi làm việc để phục hồi sức khỏe và cải thiện năng suất.
- 19-11-2018Báo Nhật viết về chàng trai gốc Việt: Bỏ tiền túi giúp đỡ nhiều thực tập sinh Việt Nam vượt qua đủ kiểu chèn ép nơi xứ người
- 13-11-2018Từ bài phát biểu xót xa của thực tập sinh Nhật, nhìn lại cuộc sống một bộ phận du học sinh Việt: Đêm cặm cụi kiếm tiền, ngày lên lớp ngủ!
- 12-11-2018Bí quyết dạy con tính kỷ luật của người Nhật: Cách trẻ cư xử phụ thuộc vào phản ứng của cha mẹ, đừng bao giờ khiển trách, trừng phạt con ở chỗ đông người
Theo hãng tin Kyodo, một số công ty Nhật - đi đầu là các doanh nghiệp khởi nghiệp - tạo ra các khu vực dành riêng cho những giấc ngủ ngắn vào ban ngày, trong bối cảnh việc lạm dụng điện thoại thông minh và các thiết bị số bị cho là nguyên nhân khiến mọi người ngủ ít hơn trước.
"Thiếu ngủ khiến hiệu suất làm việc thấp và gây ra chứng rối loạn tâm thần và thể chất dẫn đến những thiệt hại to lớn về kinh tế" - nhà tư vấn giấc ngủ Nao Tomono nhận định. "Nợ ngủ", theo Kyodo, được chọn là một trong những từ thông dụng ở Nhật Bản hồi năm ngoái.
Quan điểm không tán thành nhân viên ngủ tại nơi làm việc đang thay đổi ở nhiều công ty Nhật Bản. Ảnh: FLICKER
Mùa thu này, Công ty Công nghệ thông tin Nextbeat, trụ sở ở Tokyo, sắp xếp 2 "căn phòng ngủ chiến lược" - một cho nam và một cho nữ - ngay tại văn phòng và có ý định tăng thêm.
Lắp đặt thiết bị cách âm quanh phòng, công ty còn cấm nhân viên sử dụng máy tính hoặc điện thoại thông minh tại đây. Nextbeat không chỉ yêu cầu nhân viên rời công ty trước 21 giờ và không làm thêm tới đêm mà còn tính 30 phút chợp mắt ban ngày vào giờ làm việc.
Công ty Bất động sản Mitsubishi Estate cũng đã có 3 phòng chợp mắt từ tháng 1 và sau thời gian thử nghiệm đã kết luận rằng chợp mắt cải thiện khả năng tập trung làm việc. Một lãnh đạo bộ phận nhân sự của công ty cho hay:
"Ban đầu nhân viên e dè nhưng sau đó họ sử dụng phòng chợp mắt ngày càng nhiều do thấy được những kết quả tích cực".
Người Lao động