Công ty quản lý tòa nhà đắc địa tại Hà Nội cầm 30% tổng tài sản đi mua trái phiếu qua CTCK Tân Việt, kiểm toán lưu ý khả năng thu hồi
Giám đôc hưởng thu nhập hơn 100 triệu đồng/tháng khi năm 2023, lợi nhuận công ty tăng 32% so với năm 2022, EPS đạt 3.240 đồng.
- 10-03-2024Trùm sản xuất ô tô của Nhật – Nissan: "Case" kinh điển từ bờ vực phá sản trở thành DN có lợi nhuận và sức sáng tạo chỉ trong vòng 3 năm nhờ “nghệ thuật” thay đổi
- 09-03-2024Đối thủ nặng ký lấy mất ngôi vương xuất khẩu cà phê hòa tan từ tay Trung Nguyên của ông Đặng Lê Nguyên Vũ là ai?
- 09-03-2024Công ty đa cấp lớn nhất Việt Nam thu về hơn 6.800 tỷ đồng trong năm 2023, người Việt mua nhiều thực phẩm kiểm soát cân nặng chỉ sau Trung Quốc và Ấn Độ ở châu Á - Thái Bình Dương
Nằm tại địa chỉ số 4 Láng Hạ (quận Ba Đình, Hà Nội) là tòa văn phòng Harec với quy mô 15 tầng nổi, 2 tầng hầm, diện tích cho thuê gần 8.000m2 do CTCP Harec Đầu tư và thương mại (mã chứng khoán HRB, UpCom) quản lý và khai thác. Dù đã hoạt động 16 năm, trang thiết bị cũng như chất lượng hạ tầng không cao, hầm đậu xe nhỏ và nhiều yếu tố hạn chế hơn các tòa nhà cho thuê văn phòng hiện đại hiện nay, nhưng tòa văn phòng hạng B này nằm ở vị trí đắc địa của thủ đô nên có tỷ lệ lấp đầy rất cao.
Đây là doanh nghiệp quy mô nhỏ với vốn điều lệ chưa đầy 64 tỷ đồng. Với mô hình đơn giản và lợi thế vị trí, Harec kinh doanh thuận lợi, doanh thu và lợi nhuận ổn đỉnh để có thể chia cổ tức tỷ lệ cao bằng tiền mặt cũng như tích lũy được các khoản tiền nhàn rỗi rất lớn. Tổng tài sản hơn 160 tỷ đồng thì chủ yếu là tiền nhàn rỗi.
Hiện nay, Harec được sở hữu bởi Tổng CTCP Bia rượu NGK Hà Nội (Habeco) nắm 40%, ông Hoàng Quang Thành – Chủ tịch HĐQT nắm 7%, ông Hoàng Quang Tuấn – con trai của Chủ tịch HĐQT nắm 20%, và ông Phan Huy Tý – Thành viên HĐQT kiêm Giám đốc nắm 23,33%.
Báo cáo tài chính đã kiểm toán năm 2023 cho biết, tại thời điểm cuối năm, công ty này có gần 112 tỷ đồng (tương đương 68% tổng tài sản) để đầu tư tài chính ngắn hạn. Trong đó, 48,5 tỷ đồng (tương đương 30% tổng tài sản) đầu tư trái phiếu doanh nghiệp mua từ CTCP Chứng khoán Tân Việt. Cụ thể, 11 tỷ đồng mua trái phiếu của CTCP BĐS BNP Global; 6,5 tỷ đồng mua trái phiếu của CTCP Hưng Thịnh Land, 17 tỷ đồng cho Công ty TNHH Sài Gòn Glory; 10 tỷ cho CTCP Gotec Land; 12 tỷ cho Công ty TNHH Nova Thảo Điền…
Một số trái phiếu đã quá thời điểm đáo hạn nhưng Harec chỉ thu hồi được một phần gốc, phần còn lại kỳ vọng được thu hồi trong tương lai khi các công ty phát hành đã gửi văn bản xin ý kiến trái chủ gia hạn trái phiếu và thanh toán trong năm 2024. Tổng giá trị trái phiếu quá hạn thanh toán là 17,5 tỷ đồng và đơn vị Kiểm toán đã nêu ý kiến ngoại trừ về việc không thu thập đủ bằng chứng để đánh giá khả năng thu hồi của các trái phiếu này.
Bên cạnh đó, Harec cũng dành 27,5 tỷ đồng cho CTCK VPS vay để đầu tư vào tài sản tài chính và khoản hợp tác đầu tư tài sản tài chính, với lãi suất từ 5,5%/năm – 9%/năm.
Doanh thu chính của công ty đến từ dịch vụ cho thuê Văn phòng và một số dịch vụ khác như trông giữ xe, dịch vụ kỹ thuật tòa nhá, tổng doanh thu năm 2023 đạt 42,5 tỷ đồng – tăng 18,3%. Với hoạt động như vậy, biên lợi nhuận gộp của Harec lên tới gần 90%. Khoản chi phí đáng kể nhất của Harec là chi phí quản lý doanh nghiệp. Năm 2023, công ty đạt hơn 23 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế - tăng 32% so với năm 2022, tương đương lợi nhuận trên mỗi cổ phiếu (EPS) đạt 3.240 đồng.
Với kết quả này, doanh thu của Harec vượt 15% kế hoạch và lợi nhuận sau thuế vượt 64% kế hoạch. Công ty dự kiến trả cổ tức với tỷ lệ 17% cho năm 2023.
Điều hành Harec, giám đôc Phan Huy Tý hưởng mức thu nhập hơn 1,2 tỷ đồng/năm tương đương hơn 100 triệu đồng/tháng.
An ninh Tiền tệ