Covid-19 đợt này thời gian ủ bệnh rất nhanh, vì sao lại nâng mức cách ly từ 14 lên 21 ngày?
Hiện nay, một số địa phương cách ly người từ vùng dịch lên 21 ngày trong khi trước đó thời gian cách ly tập trung là 14 ngày. Các chuyên gia cho rằng điều này là cần thiết.
- 02-02-2021Nhiều F2 trở thành F0 khiến dịch Covid-19 đang lan nhanh tại Hà Nội: Liệu có trường hợp "siêu lây nhiễm"?
- 02-02-2021Những "chiến binh thép" trong "sào huyệt" tâm dịch Chí Linh: Lúc đầu chúng tôi sợ lắm!
- 02-02-2021Lây COVID-19 cho 8 F1 và 4 F2, BN1694 có phải là ca "siêu lây nhiễm": Lý giải của chuyên gia
Lý giải về vấn đề này, Thạc sĩ, bác sĩ Đồng Phú Khiêm – Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới trung ương cho biết, từ trước tới nay chúng ta thường áp dụng cách ly tập trung 14 ngày đối với các đối tượng cần cách ly theo quy định của luật truyền nhiễm. Thời gian cách ly này thực hiện theo thời gian ủ bệnh, phát bệnh của virus SARS-COV-2.
Đối với dịch Covid-19 hiện nay, các nước trên thế giới cũng chỉ đưa ra quy định cách ly đối với bệnh nhân nhiễm bệnh sau khi hết triệu chứng 3 ngày.
Nếu sau 3 ngày hết các triệu chứng sốt, ho thì không phải cách ly. Nhưng tại Việt Nam, đối với người bệnh chúng ta cách ly chặt chẽ hơn rất nhiều, phải 2 – 3 lần âm tính liên tiếp.
Còn đối với những người thuộc diện F1, F2 cách ly 14 ngày để đảm bảo đủ thời gian ủ bệnh lâu nhất của virus.
Chủng virus SARS-COV-2 cũ thời gian ủ bệnh xác định từ 6 - 8 ngày có thể lâu hơn. Tuy nhiên, chủng mới này thời gian ủ bệnh rất nhanh. Nhưng thời gian cách ly lâu hơn, bác sĩ Khiêm cho rằng vì chúng ta đang làm chặt chẽ việc cách ly, khoanh vùng những đối tượng cần cách ly.
Hơn nữa, tâm lý nhiều người Việt khai báo y tế không đúng và để chắc chắn thì việc nâng thời gian cách ly 21 ngày để đảm bảo an toàn cho cộng đồng hoàn toàn chấp nhận được.
Thời gian cách ly tăng cao để đảm bảo chặt chẽ virus không phát tán ra cộng đồng.
Tiến sĩ Lê Quốc Hùng, Trưởng khoa Bệnh Nhiệt đới, Bệnh viện Chợ Rẫy (TP.HCM), cho biết, virus SARS-COV-2 có thời gian ủ bệnh từ 2 đến 14 ngày thậm chí đã ghi nhận có những ca ủ bệnh tới 21 ngày.
Đặc biệt, với biến chủng với của virus SARS-COV-2 tại Anh, có tốc độ lây nhiễm rất nhanh nếu chủng SARS-COV-2 cũ mất 5-6 ngày để lây bệnh, chủng mới tại Anh chỉ mất 3 ngày là hết vòng lây nhiễm. Điều này đặt ra vấn đề lớn trong việc truy vết, cách ly trên diện rộng để khoanh vùng dịch. Vì vậy việc truy vết, cách ly dài ngày hơn cũng là cách khoanh vùng dịch.
Bác sĩ Trương Hữu Khanh – chuyên gia về truyền nhiễm cho biết thời gian cách ly chính là thời gian ủ bệnh, có thể phát tác, virus xâm nhập ra môi trường. Dựa vào đặc tính của virus này người ta đưa ra khuyến cáo thời gian cách ly là 14 ngày.
Nhiều người cho rằng tại sao phải cách ly 21 ngày hay 28 ngày, bác sĩ Khanh cho biết kéo dài thời gian cách ly cũng là điều cần thiết để kiềm chế tốc độ lây lan của biến chủng mới.
Ngoài ra, dù vào trong khu cách ly tập trung hay cách ly y tế tại nhà thì người cách ly vẫn cần đeo khẩu trang, khử trùng thường xuyên vì đặc điểm của virus là lây qua đường hô hấp sẽ lây qua giọt bắn trực tiếp hoặc trên bề mặt.
Nếu bạn đeo khẩu trong thì bạn có virus hay âm tính virus cũng không bao giờ lọt qua được lớp chắn của khẩu trang. Tuân thủ nghiêm ngặt quy định giãn cách, phòng ngừa nguy cơ lây nhiễm chéo trong khu cách ly
Thậm chí, sau khi hết thời gian cách ly, những người rời khỏi khu cách ly vẫn được hướng dẫn theo dõi triệu chứng cho đến thời điểm 14 ngày sau khi phơi nhiễm.
Nếu có các triệu chứng, ngay lập tức tự cách ly và liên lạc với cơ quan quản lý y tế công cộng địa phương hoặc bác sĩ của mình. Đeo khẩu trang, giữ khoảng cách ít nhất là 1 mét với người khác, rửa tay, tránh nơi đông người và thực hiện các bước.
Doanh nghiệp & Tiếp thị