Cứ 5 người tiêu dùng ở Việt Nam thì có 3 người đã bị “tổn hại” lòng tin khi sử dụng dịch vụ số
Microsoft và IDC đã thực hiện nghiên cứu "Niềm tin của người tiêu dùng đối với dịch vụ số ở Châu Á Thái Bình Dương" cho thấy tại Việt Nam, cứ 3 người thì chưa đến 1 người tiêu dùng (32%) tin rằng dữ liệu cá nhân của họ được các nhà cung cấp dịch vụ số xử lý đáng tin cậy.
- 11-05-2019Thu thuế trong kinh tế số: Nên bắt đầu từ những đối tượng "khổng lồ"?
- 09-05-2019Giám đốc Quốc gia ADB tại Việt Nam: Công dân, doanh nghiệp và chính phủ Việt Nam vừa là động lực, vừa là người hưởng thành quả của kinh tế số!
- 11-04-2019Bùng nổ kinh tế số và thách thức an ninh mạng
Ngày nay, đại đa số các hoạt động giao dịch cũng như tương tác trên thế giới và ở Việt Nam, từ các tổ chức, cơ quan chính phủ, đến ngân hàng và các nhà bán lẻ, đều được số hóa. Bên cạnh đó, người tiêu dùng ngày càng nhận thức rõ hơn về những rủi ro an ninh mạng và nguy cơ dữ liệu cá nhân bị xâm phạm đến từ không chỉ tội phạm mạng mà còn từ các tổ chức nắm giữ dữ liệu cá nhân của họ. Nghiên cứu này được thực hiện nhằm mục đích tìm hiểu kỳ vọng về lòng tin của người tiêu dùng, khám phá trải nghiệm của họ khi sử dụng dịch vụ số, đồng thời giúp các tổ chức xây dựng và duy trì niềm tin của người tiêu dùng trong thế giới số tốt hơn.
Ông Phạm Thế Trường, tổng giám đốc Microsoft Việt Nam cho biết: “Sở hữu nền tảng kỹ thuật số đáng tin cậy sẽ là một lợi thế lớn của doanh nghiệp, đặc biệt vì Việt Nam là một trong những thị trường mà dịch vụ số phát triển nhanh nhất ở khu vực Châu Á Thái Bình Dương, khi gần như tất cả các giao dịch và tương tác sẽ được số hóa trong tương lai gần.
“Tuy nhiên, mặc dù người tiêu dùng ngày càng sử dụng nhiều các dịch vụ số, đâu đó vẫn tồn tại một khoảng cách niềm tin cần được rút ngắn. Hầu hết người tiêu dùng vẫn chưa thực sự tin tưởng vào công tác quản lý dữ liệu của các doanh nghiệp. Tôi kêu gọi các lãnh đạo doanh nghiệp hãy nỗ lực hơn để tìm ra yếu tố thúc đẩy niềm tin của người tiêu dùng, tập trung xây dựng niềm tin và biến nó thành lợi thế cạnh tranh chủ chốt cho các dịch vụ số của mình” Ông Phạm Thế Trường chia sẻ thêm.
Nghiên cứu này được thực hiện với sự tham gia của 453 người tiêu dùng tại Việt Nam. Câu trả lời đưa ra ý kiến của họ dựa trên năm yếu tố niềm tin, đó là quyền riêng tư (privacy), bảo mật (security), độ tin cậy (reliability), đạo đức (ethic) và tuân thủ (compliance) - khi sử dụng dịch vụ số.
Nghiên cứu cho thấy rằng người tiêu dùng đánh giá cả năm yếu tố niềm tin đều quan trọng, gần như ngang nhau. Trong đó, bảo mật (90%) và quyền riêng tư (89%) là hai yếu tố quan trọng nhất. Người tiêu dùng có kỳ vọng về niềm tin cao nhất với các tổ chức dịch vụ tài chính, tiếp theo là chính phủ và các tổ chức giáo dục.
Tầm quan trọng của năm yếu tố niềm tin, theo đánh giá của người tiêu dùng Việt Nam |
Niềm tin vào dịch vụ số là mong manh
Khi các tổ chức tại Việt Nam tiến hành chuyển đổi mô hình kinh doanh, dịch vụ và chiến lược thu hút khách hàng, các dịch vụ số dành cho người tiêu dùng cũng liên tục phát triển cả về số lượng và sự đa dạng.
Nghiên cứu cho thấy việc thiết lập một nền tảng đáng tin cậy cần phải là ưu tiên hàng đầu trong chiến lược số hóa của tổ chức vì chỉ 4% người tiêu dùng lựa chọn giao dịch với một tổ chức cung cấp nền tảng kỹ thuật số có chi phí và độ tin cậy thấp. Ngoài ra, gần ba trong số 4 người tiêu dùng (72%) nhấn mạnh rằng họ sẽ giới thiệu một dịch vụ số đáng tin cậy cho những người khác ngay cả khi chi phí cao hơn.
Tỉ lệ phần trăm người tiêu dùng sẽ giới thiệu nền tảng số cho người khác ngay cả nếu chi phí của nền tảng đó cao hơn |
Niềm tin là yếu tố quan trọng làm nên thành công của tổ chức trong thế giới số hiện nay vì người tiêu dùng chắc chắn ưu tiên giao dịch với các tổ chức có nền tảng kỹ thuật số đáng tin cậy. Khi sự cạnh tranh giữa các dịch vụ số trở nên khốc liệt và mang tính toàn cầu hơn, việc quảng bá thông qua truyền miệng có thể tạo nên sự khác biệt lớn cho tổ chức và là một bước tiến cho thương hiệu.
Theo ictnews