Cụ bà 65 tuổi bị ung thư gan vì thói quen để thứ nguy hiểm này vào tủ lạnh: Bác sĩ cảnh báo không bỏ ngay thì con đường đến cái chết rất gần
Cũng vì thói quen sai lầm này mà bà cụ phải trả giá bằng sức khỏe và tính mạng của mình.
- 30-06-20227 thứ trong nhà bếp là ổ chứa vi khuẩn đang âm thầm hại cả nhà bạn, ít ai để ý
- 29-06-2022Mỗi ngày ăn 1 quả trứng, cô gái 26 tuổi được chẩn đoán mắc ung thư gan vì thói quen bảo quản thực phẩm sai cách mà nhiều người mắc phải
- 28-06-2022Một loại nước quen thuộc có nguy cơ là “bể chứa vi khuẩn”: Nguyên nhân đến từ một thói quen xấu mà nhiều người đang mắc phải
Bà Trần, sống tại tỉnh Sơn Tây, Trung Quốc năm nay đã 65 tuổi. Chồng bà đã mất cách đây vài năm, các con cũng đi làm xa nên bà thường xuyên sống một mình.
Cách đây không lâu, bà đột nhiên cảm thấy đau bụng sau bữa ăn, sau khi nghỉ ngơi thì cơn đau cũng biến mất nên cũng không còn để ý nữa. 2 ngày sau, bà lại cảm thấy đau râm ran ở vùng bụng trên. Vì cơn đau ngày càng dữ dội nên bà đã nhờ hàng xóm đưa đi cấp cứu.
Ở bệnh viện, bác sĩ phát hiện nồng độ alpha-fetoprotein của bà Trần lên cao tới 600ng/ml trong khi với một người bình thường, nồng độ alpha-fetoprotein trong máu là < 10ng/ml. Sau quá trình thăm khám và kiểm tra, bác sĩ kết luận bà Trần bị ung thư gan giai đoạn cuối.
Ảnh minh họa
Sau khi nhận tin dữ, bà Trần gần như suy sụp. Sau khi thăm hỏi và động viên, bác sĩ phát hiện ra thói quen sinh hoạt thiếu khoa học của bà cụ chính là một trong những nguyên nhân khiến bệnh ung thư gan gõ cửa. Bà Trần kể rằng mỗi khi đi chợ mua rau thịt bà thường đựng trong rất nhiều túi ni lông màu sắc sặc sỡ. Khi về nhà, bà thường cho tất cả vào tủ lạnh và bảo quản, có khi rất lâu mới ăn đến.
Theo bác sĩ, túi ni lông có màu sắc sặc sỡ trên thị trường thường là loại ni lông tái chế, có sử dụng chất tạo màu. Thậm chí, ni lông còn có thể chứa chất gây ung thư benzopyrene, khi tiếp xúc với thực phẩm, một phần benzopyrene sẽ được chuyển vào thực phẩm. Vì bà Trần quá lạm dụng túi ni lông và thường xuyên sử dụng loại túi này để đựng đồ ăn, thậm chí còn đựng đồ ăn trong túi và bảo quản rất lâu trong tủ lạnh, điều này khiến chất độc tích tụ dần dần trong cơ thể bà và cuối cùng dẫn đến bệnh ung thư gan.
Nghe lời giải thích của bác sĩ, bà Trần vô cùng hối hận. Dù vậy, bệnh tình của bà đã tiến triển đến giai đoạn muộn, sau 3 lần hóa trị, bà đã qua đời.
3 thực phẩm nuôi dưỡng tế bào ung thư gan cần tránh xa
Ngoài túi ni lông, 3 thứ sau cũng có thể khiến gan bị tổn thương, khuyên bạn không nên ăn:
1. Dưa chua
Dưa muối là món ăn khoái khẩu và quen thuộc của nhiều người Việt. Tuy nhiên, đây là thực phẩm chứa nhiều nitrit có hại cho cơ thể con người. Khi nitrit đi vào cơ thể người quá nhiều sẽ tạo thành nitrosamine, trường hợp nhẹ có thể bị ngộ độc do thiếu oxy, trường hợp nặng có thể nguy hiểm đến tính mạng.
Vì vậy, những người có chức năng gan kém tốt nhất không nên ăn đồ chua. Người bình thường cũng nên hạn chế ăn thực phẩm này.
Ảnh minh họa
2. Mộc nhĩ ngâm lâu
Mộc nhĩ chứa một lượng lớn protein, cellulose và các nguyên tố vi lượng khác đem lại lợi ích cho sức khỏe con người. Tuy nhiên, nếu mộc nhĩ bị ngâm trong một thời gian dài sẽ sản sinh aflatoxin - đây là một loại độc tố gây ung thư gan, rất nguy hiểm.
3. Thức ăn thừa
Nhiều người có thói quen tích trữ đồ ăn thừa trong tủ lạnh rồi ăn dần vào bữa sau nhằm tránh lãng phí. Tuy nhiên, dù tủ lạnh là nơi có nhiệt độ thấp, hạn chế được sự phát triển của vi khuẩn, nhưng không có nghĩa là thức ăn ở đây hoàn toàn được bảo vệ vô trùng.
Thức ăn để qua đêm chứa rất nhiều vi khuẩn, lại dễ bị biến chất, sản sinh ra nhiều độc tố gây ung thư như nitrit có hại. Nếu dùng lâu dài sẽ gây tổn thương gan, ung thư gan. Bởi vậy, khi nấu nướng, bạn nên ước chừng lượng thức ăn vừa đủ dùng trong ngày, không nên tích trữ đồ ăn trong tủ lạnh trong thời gian dài để tránh đầu độc cơ thể.
3 việc cần làm để gan khỏe mạnh
1. Khám sức khỏe định kỳ
Gan là cơ quan không có dây thần kinh "đau" nên khi mắc bệnh sẽ khó được phát hiện. Dù vậy trên thực tế, khi mắc bệnh gan, cơ thể vẫn sẽ diễn ra những biến chuyển tinh vi, chỉ cần bạn quan sát kỹ là có thể nhìn ra manh mối. Khi phát hiện cơ thể xuất hiện những dấu hiệu bất thường, bạn cần nhanh chóng đến cơ sở y tế để kiểm tra ngay kẻo chậm trễ.
Hơn hết, mọi người cần phải hình thành thói quen đi khám sức khỏe thường xuyên để có thể phòng ngừa, ngăn chặn và có phương pháp chữa trị kịp thời nếu cơ thể mang bệnh. Đặc biệt người trên 40 tuổi, hay uống rượu bia lâu năm, bệnh nhân tiểu đường thì tốt nhất nên đến bệnh viện để khám sức khỏe 2 lần/năm.
2. Tập thể dục thường xuyên
Ảnh minh họa
Để bảo vệ sức khỏe của gan, phòng tránh ung thư gan, chúng ta cũng nên tuân thủ chế độ luyện tập thể dục thể thao điều độ. Tập thể dục thường xuyên là hành động rất quan trọng để bảo vệ gan, chất béo được đốt cháy rất nhanh trong quá trình tập thể dục. Tập thể dục cũng có thể thúc đẩy giải độc gan và giảm sự tích tụ độc tố trong gan .
3. Ăn uống khoa học
Khoảng 80% bệnh nhân gan đều có liên quan đến chế độ ăn uống không lành mạnh, vì vậy để gan khỏe bạn cần xây dựng một chế độ ăn cân bằng các loại chất đạm, chất béo, vitamin, khoáng chất, ăn nhiều thực phẩm giàu chất xơ và tránh xa một số thực phẩm nướng, chiên rán. Bởi thường xuyên ăn những thực phẩm này sẽ khiến gan bị tổn thương, có thể dẫn đến ung thư gan.
(Theo Aboluowang)
Trí Thức Trẻ
Sự kiện: Ung thư không phải là hết
Xem tất cả >>- Bác sĩ ung thư “giải oan” cho đậu phụ, chỉ mặt 4 loại thực phẩm là “bạn đồng hành” của ung thư
- Cả nhà mắc ung thư, bác sĩ chỉ ra 3 “sát thủ” trốn ngay trong tủ lạnh mà không biết
- Chàng trai 2k3 vượt qua ung thư máu, chia sẻ chế độ ăn uống và lối sống lành mạnh giúp phòng bệnh
- Cả nhà ung thư, bệnh tật chỉ vì 6 thói quen tưởng sạch sẽ, tiết kiệm này
- Đột nhiên không làm được 1 việc khi hát karaoke, người đàn ông nhận chẩn đoán ung thư sau 1 tuần