Cụ bà mang sổ tiết kiệm 4 tỷ đến ngân hàng rút tiền, nhân viên nói: “Tài khoản bà không có đồng nào, còn đang nợ thẻ tín dụng 400 triệu”
Ảnh minh họa.
Bà cụ cho biết đã gửi tiết kiệm trong suốt 10 năm, và chỉ từng rút tiền 2 lần, mỗi lần 5 nghìn tệ. Vậy tiền của bà đã đi đâu, khoản nợ kia từ đâu mà có?
- 17-10-2024Hàng triệu người có tài khoản ngân hàng chú ý: Tiền sẽ mất sạch nếu điện thoại có phần mềm này
- 17-10-2024Những giao dịch ngân hàng bị dừng lại khi giấy tờ tuỳ thân hết hiệu lực
- 17-10-20249 ngân hàng đầu tiên phát hành thẻ đồng thương hiệu Napas và Mastercard gồm những ai?
Năm 2015, bà Cát (sống tại Hà Nam, Trung Quốc) mở một tài khoản tiết kiệm tại chi nhánh ngân hàng gần nhà. Từ đó đến nay, mỗi tháng, ngoại trừ các chi phí sinh hoạt cho gia đình, số tiền bà tiết kiệm được đều đem gửi vào tài khoản này.
Gần 10 năm qua, bà Cát chỉ rút tiền từ tài khoản hai lần, mỗi lần 5 nghìn Nhân dân tệ (NDT). Cuối năm 2023, con trai của bà chuẩn bị kết hôn, bà dự định sẽ rút toàn bộ 1,2 triệu NDT (khoảng 4,2 tỷ VND) trong sổ tiết kiệm để giúp con trai lo liệu chi phí cho đám cưới.
Bà cùng chồng đến chi nhánh ngân hàng, đưa giấy tờ tùy thân và thẻ ngân hàng cho nhân viên, đồng thời yêu cầu rút toàn bộ số tiền. Tuy nhiên, sau một vài thao tác kiểm tra, nhân viên ngạc nhiên thông báo: “Thưa bà, tài khoản của bà không có tiền để rút. Không những vậy, bà còn đang nợ ngân hàng chúng tôi 130 nghìn NDT (khoảng 455 triệu VND)”.
Nhân viên ngân hàng giải thích, khoản nợ này đến từ các khoản vay tín chấp và 4 thẻ tín dụng mở dưới danh nghĩa của bà. Hiện, các khoản vay đã quá hạn và cả 4 thẻ đều bị thấu chi. Nghe vậy, bà Cát bàng hoàng vì bản thân bà chưa bao giờ đi vay tiền ai, cũng không biết thẻ tín dụng nghĩa là gì, dùng thế nào.
Theo hướng dẫn của nhân viên, bà yêu cầu ngân hàng sao kê giao dịch thẻ của mình. Điều bất ngờ là, từ 2019 đến nay, liên tục có những khoản tiền từ 100 đến 400 nghìn NDT chuyển từ tài khoản của bà đến những công ty mà bà Cát không hề hay biết đến.
Bà Cát liền báo cảnh sát, ngân hàng cũng nhanh chóng thành lập một nhóm điều tra, ngoài ra còn có sự tham gia của Ủy ban Kiểm tra Kỷ luật tỉnh Hà Nam. Trong giai đoạn đầu, mọi giao dịch đều do bà Cát đích thân thực hiện, có chữ ký của bà làm chứng. Tuy nhiên, khi điều tra sâu hơn, phát hiện số điện thoại và địa chỉ mở thẻ tín dụng không phải của bà, lãnh đạo ngân hàng xác nhận có người đã mạo danh bà để vay tiền và mở thẻ tín dụng.
Lần theo các manh mối, các cơ quan chức năng xác định thủ phạm là anh Đồng, một nhân viên phụ trách mảng khách hàng cá nhân của ngân hàng, người trực tiếp hỗ trợ bà Cát mở sổ tiết kiệm. Bà Cát do tuổi già mắt kém, lại thiếu kiến thức về tài chính nên đã hoàn toàn tin tưởng người này, cho phép anh ta thay mình xử lý nhiều giao dịch và thậm chí nhập mã PIN của thẻ ngân hàng trước mặt anh ta.
Biết được mật khẩu tài khoản của bà Cát, Đồng đã chuyển tổng cộng hơn 740 nghìn NDT từ tài khoản của bà, đồng thời mở thẻ tín dụng dưới danh nghĩa của bà để vay tiền và tham gia vào các hoạt động đầu tư mạo hiểm, cuối cùng khiến bà lâm vào nợ nần.
Khi sự việc bị phát hiện, Đồng cố gắng chối bỏ trách nhiệm, nhưng cuối cùng, chứng cứ đã chỉ ra rằng anh ta đã lừa dối bà Cát trong suốt thời gian dài.
Vụ việc đã sáng tỏ, tuy nhiên phía lãnh đạo ngân hàng lại đùn đẩy trách nhiệm, cho rằng nhân viên Đồng phải là người hoàn trả lại toàn bộ số tiền cho bà Cát, do đó đã vướng phải sự chỉ trích mạnh mẽ từ dư luận Trung Quốc.
Họ cho rằng ngân hàng đã để nhân viên dưới quyền lợi dụng tiền gửi của khách hàng, lại không chủ động chịu trách nhiệm bồi thường tổn thất, mà chỉ phân tích trách nhiệm mà nhân viên cần chịu, rồi bắt nhân viên bồi thường. Câu hỏi đặt ra là: nếu nhân viên đó không đủ khả năng bồi thường, thì ai sẽ đền số tiền đó cho bà Cát? Ngoài ra, khi làm thẻ tín dụng, tại sao không kiểm tra xem chứng minh nhân dân và số điện thoại, địa chỉ có phải cùng một người hay không?
Dưới sự theo dõi của cơ quan điều tra và áp lực dư luận, ngân hàng và Đồng đã phải bồi thường cho bà Cát. Trả lời báo chí, bà cho hay đã nhận được một phần tiền bồi thường, khoảng 743 nghìn NDT từ khoản vay. Tuy nhiên, vẫn còn 125 nghìn NDT tệ chưa được hoàn trả.
Đây chỉ là một trong nhiều vụ việc đã xảy ra do nhân viên ngân hàng lợi dụng chức vụ để lừa đảo. Để tránh tổn thất không đáng có, người cao tuổi cần có sự trợ giúp khi đến ngân hàng, cảnh giác trước những lời quảng cáo, không chia sẻ thông tin mật, và được tuyên truyền về phòng chống lừa đảo. Đồng thời, con cái cũng nên quan tâm, hỗ trợ cha mẹ trong việc quản lý tài chính.
Theo Toutiao
Nhịp sống thị trường
Sự kiện: Bảo vệ ví tiền
Xem tất cả >>- 3 nhóm tài khoản ngân hàng sẽ bị khóa thẻ, tạm ngừng giao dịch từ 1/1/2025
- Mất thẻ ATM có nguy hiểm?
- Ứng tuyển an toàn tại ACB: Lưu ý quan trọng để tránh lừa đảo
- Sau 6 lần chuyển tiền tổng cộng 343 triệu, bị "đối tác làm ăn" chặn số Zalo: Người đàn ông vội đến công an trình báo
- Người dùng chưa xác thực sinh trắc học vẫn có thể rút tiền tại máy ATM trong trường hợp này từ ngày 1/1/2025