Hiện tượng lạ xuất hiện đúng vào ngày Từ Hi Thái hậu chào đời, hoàng đế Quang Đạo lầm tưởng là điềm lành nên tổ chức yến tiệc ăn mừng: Hậu quả gần 80 năm sau nhà Thanh diệt vong
Khi Từ Hi Thái hậu sinh ra, sách "Thuận Thiên Phủ chí" có ghi: "Năm Đạo Quang thứ 15, tháng 10 Ất Mùi, quạ thần tụ tập, 3 ngày không tán".
- 03-04-2024Tìm thấy mật thư của Từ Hi: Chuyên gia khảo cổ giật mình phát hiện sự thật mà thái hậu muốn giấu nhẹm
- 29-03-2024"Thuốc bổ thượng phẩm" giúp Thái hậu Từ Hi 70 tuổi da mịn như tuổi 30: Người Việt có nhiều nhưng chưa biết dùng đúng
- 27-03-2024Tại sao Từ Hi Thái hậu "sống không thể thiếu" Lý Liên Anh? Vì thái giám này sở hữu 3 thứ ít ai có được
Trong xã hội cổ đại Trung Quốc, người ta rất tin tưởng vào sự cảm ứng giữa trời đất và con người. Họ tin rằng nhiều hiện tượng thiên nhiên kỳ lạ hoặc hiện tượng thiên văn đều tiên đoán sự thịnh suy của các triều đại.
Chẳng hạn, hiện tượng "thất tinh liên châu" - nghĩa là khi có người sinh ra gặp Kỳ Lân, Rồng hoặc Rùa thần ngàn năm thì được cho là sẽ có một tương lai phi thường.
Song, đúng vào ngày Từ Hi Thái hậu ra đời, trên bầu trời Đại Thanh xuất hiện một hiện tượng kỳ lạ khiến bất cứ ai cũng sợ hãi.
Sách "Thuận Thiên Phủ chí" có ghi: "Năm Đạo Quang thứ 15, tháng 10 Ất Mùi, quạ thần tụ tập, 3 ngày không tán". Có nghĩa là vào năm Đạo Quang thứ 15, ngày mùng 10 tháng 10 Âm lịch, một đàn quạ đen che kín bầu trời, không chịu tan đi trong 3 ngày. Đúng ngày đó, Từ Hi chào đời.
Cũng theo nhiều thông tin, khi Từ Hi Thái hậu được sinh ra, 3 ngày 3 đêm không khóc một tiếng. Người trong nhà còn tưởng bà bị câm hoặc mắc bệnh lạ, lo rằng không nuôi được. Cùng lúc đó, sân sau nhà Từ Hi xuất hiện nhiều quạ đen, che kín bầu trời, liên tục kêu réo rắt trong sân. Trong lúc Từ Hi không khóc suốt 3 ngày 3 đêm, nhưng con quạ này cứ kêu không ngừng.
Hơn nữa, theo ghi chép sử liệu, một đàn quạ còn bay vòng quanh Tử Cấm Thành, bay tới bay lui, cuối cùng dừng lại trên bầu trời Trung Hải và Nam Hải ở Tử Cấm Thành. Khi dân chúng chứng kiến điều này, họ đều nói rằng người đặt dấu chấm hết cho triều Thanh đã ra đời, triều đại này sẽ không còn tồn tại lâu nữa. Nhưng với hoàng đế Đạo Quang lúc bấy giờ lại coi đó là điềm lành hiếm có. Ông rất vui mừng, thậm chí còn tổ chức yến tiệc lớn cho quần thần 3 ngày liên tiếp.
Nguyên nhân là người Mãn Châu theo đạo Shaman. Trong đạo này, quạ là loài chim thần, biểu tượng của may mắn và điềm lành. Hơn nữa, trong truyền thuyết của người Nữ Chân, quạ từng cứu giúp tổ tiên của họ. Do đó, khi có rất nhiều quạ xuất hiện và bay vòng quanh Tử Cấm Thành, hoàng đế Đạo Quang coi đó là điềm lành hiếm có trong hàng trăm năm. Nhưng ông không biết rằng, điềm lành mà ông đang ăn mừng lại là 'tín hiệu' sẽ đẩy triều Đại Thanh tới hướng diệt vong.
Sau này Từ Hi lớn lên, trở nên xinh đẹp. Hơn nữa, gia tộc Diệp Hách Na Lạp của bà khi ấy rất lớn, đã làm quan qua nhiều thế hệ. Từ Hi từ nhỏ được giáo dục rất kỹ, am hiểu thơ văn, lễ nghi nên nổi bật trong cuộc tuyển chọn cung phi của con trai Đạo Quang- Hàm Phong. Sau này, bà trở thành sủng phi của Hàm Phong đế.
Từ Hi sinh ra con trai duy nhất của Hàm Phong, nhờ vậy, sau khi ông qua đời, bà khởi xướng cuộc đảo chính, kiểm soát Đại Thanh và cai trị đất nước trong 47 năm. Chính 47 năm cầm quyền của Từ Hi đã khiến Đại Thanh bỏ lỡ lần này tới lần khác cơ hội cải cách và phục hưng, dẫn dắt triều đại đi xa hơn trên con đường sụp đổ.
Không chỉ khi sinh ra, ngay cả sau khi Từ Hi Thái hậu qua đời cũng có rất nhiều lời đồn đại về những hiện tượng kỳ bí xảy ra.
Sấm chớp liên hồi
Theo những ghi chép dã sử, vào ngày tổ chức lễ tang của Từ Hi Thái hậu, thời tiết trở nên bất thường. Trời lúc nắng, lúc mưa, thậm chí còn có sấm chớp giữa trời quang. Ai nấy đều cho rằng, đây là sự bất mãn của ông trời với Từ Hi thái hậu. Thậm chí, nhiều người còn cho rằng đây là điềm gở, báo trước những điều không lành sắp xảy ra.
Tuy nhiên, các nhà sử học lại cho rằng, thời tiết thất thường chỉ đơn giản là hiện tượng thiên nhiên chứ không hề liên quan tới cái chết của Từ Hi thái hậu.
Hình nhân sống động
Từng có nhiều lời đồn về những hình nhân vàng mã trang trí trong tang lễ của Từ Hi Thái hậu. Những người có mặt ở tang lễ cho rằng hình nhân binh lính, ngựa đột nhiên trở nên sống động như thật khiến ai nấy đều lo sợ.
Các nhà sử học hiện nay giải thích rằng, đây chỉ là hiệu ứng tâm lý mà thôi. Sở dĩ chúng trở nên kỳ lạ là do những thứ vàng mã này chỉ rung rinh trước gió, khiến cho con người sinh ra ảo giác.
Máu rỉ ra từ quan tài
Có rất nhiều lời đồn rằng trong tang lễ của Từ Hi Thái hậu, nhiều máu chảy ra từ quan tài của bà, nhuộm đỏ cả mặt đất. Các nhà sử học cho rằng, đó có thể là chất lỏng trong quan tài rỉ ra khiến mọi người lầm tưởng là máu. Cũng có ý kiến cho rằng, hiện tượng này chỉ là những lời hư cấu để dọa dẫm mọi người.
Thi thể không phân huỷ
Sau khi Từ Hi Thái hậu chết nhiều năm, Tôn Điện Anh dẫn quân lính tới mộ của bà để trộm vàng bạc châu báu. Tuy nhiên, khi mở quan tài, họ vô cùng kinh sợ bởi thi thể của Từ Hi Thái hậu vẫn nguyên vẹn, trông chỉ như đang ngủ. Điều này khiến những tay trộm mộ vô cùng sợ hãi.
Thế nhưng, đáp án chính xác là do một số hóa chất từ phương pháp ướp xác cổ xưa khiến cho thi hài của Thái hậu được bảo quản tốt. Các nhà sử học cũng cho biết thêm, người xưa thường dùng thủy ngân hoặc sáp để ướp xác nên các thi thể khó bị phân hủy.
Viên dạ minh châu kỳ bí
Cũng theo những lời đồn đại kể lại, Tôn Điện Anh khi đó không hề sợ hãi, thứ mà ông ta muốn là viên dạ minh châu được đặt trong miệng của Từ Hi Thái hậu. Bất ngờ, viên dạ minh châu vừa được lấy ra, thi thể của Từ Hi Thái hậu đột nhiên khô héo và thối rữa. Nhiều kẻ trộm mộ không giữ được bình tĩnh đã vứt bỏ lại đồ chạy trước.
Khoa học ngày nay chứng minh rằng, thi thể của Từ Hi Thái hậu sau khi mở quan tài bị tiếp xúc với không khí nên mới bị oxy hóa và thối rữa. Viên dạ minh châu kia không thể kích hoạt chức năng bí ẩn khiến thi thể thay đổi như vậy.
Từ Hi Thái hậu (1833-1908) vốn là sủng phi của Thanh Văn Tông Hàm Phong Đế. Bà trở thành Hoàng thái hậu khi Hàm Phong Đế qua đời năm 1861 và kể từ đó đóng vai trò nhiếp chính trong các triều đại của hai người con Đồng Trị Đế, Quang Tự Đế và người cháu Tuyên Thống Đế. Bà được coi là người nắm thực quyền của triều đình nhà Thanh trong 47 năm.
Năm 1908, khi Từ Hi Thái hậu và vua Quang Tự đều lâm bệnh nặng. Sau khi ông vào cung được ba ngày, vua Quang Tự và Từ Hy lần lượt qua đời.
Ngày 2/12/1908, Phổ Nghi chính thức lên ngôi Hoàng đế, lấy hiệu là Tuyên Thống, ông vua cuối cùng của triều đại phong kiến Trung Hoa.
Đến 12/2/1912, triều đại nhà Thanh ở Trung Quốc tồn tại 276 năm chính thức kết thúc bởi sắc lệnh thoái vị của Long Dụ Thái hậu. Với sự sụp đổ của nhà Thanh, hoàng tộc lần lượt thay đổi họ để tránh bị truy bắt. Không chỉ có hoàng tộc, các quý tộc Bát Kỳ Mãn Châu cũng phải đổi họ để tránh hiểm họa khôn lường.
Đời sống & pháp luật