Cú sốc Ukraine tiềm ẩn rủi ro gây sốc giá cả hàng hóa toàn cầu
Lạm phát tăng cao do căng thẳng Nga – Ukraine nếu không sớm được kiềm chế và chấm dứt sẽ sớm tạo ra nhiều vòng xoáy lạm phát trên toàn cầu.
- 17-03-2022Người dân than trời vì hàng hóa, xăng gas ồ ạt tăng giá: Mỗi lần đi chợ như bị "móc túi", chuyển sang đi xe đạp, tàu điện cho tiết kiệm
- 16-03-2022Giá xăng dầu tăng kỷ lục: Giá hàng hóa đua nhau “té nước" theo… xăng
- 15-03-2022Gói trừng phạt thứ 4 của EU nhằm vào Nga là hàng hóa xa xỉ và sắt thép
Cuộc chiến tại Ukraine giờ đã có tác động trên toàn cầu. Giá hàng hóa nhiều khả năng sẽ tăng mạnh nhất tính từ năm 1970, điều này tạo ra làn sóng tác động tệ hại trên khắp toàn cầu khi mà giá cả hàng hóa thiết yếu đang tăng lên, theo the Guardian.
Tính từ tháng 2/2022 đến nay, giá bột mì đã tăng khoảng 60%. Giá thực phẩm hiện cao hơn so với trong thời kỳ khủng hoảng thực phẩm toàn cầu năm 2008, 155 triệu người đã bị đẩy vào đói nghèo cùng cực.
Nguồn cung bột mì từ Ukraine mà nhiều nước khác như Ai Cập, Libya, Somalia, vốn rất cần thiết giờ đây đã bị chặn lại. Các chuyên gia cảnh báo nếu không cẩn thận, cú sốc Ukraine sẽ có thể nhanh chóng ảnh hưởng đến mức độ như cú sốc OPEC hay Iran vào thập niên 1970.
Nhìn vào hai giai đoạn lịch sử có thể giúp chúng ta hiểu được thời kỳ đầy rối ren hiện nay: thập niên 2010 và thập nien 1970. Trong cả hai giai đoạn này, giá hàng hóa tăng vọt dẫn đến nhiều cuộc khủng hoảng kéo dài hết năm này sang năm khác. Sự xáo trộn này còn trở nên tồi tệ hơn bởi rối loạn trên thị trường và rối loạn trong thế giới thực. Xung đột tạo ra các cú sốc và giá cả hàng hóa quá cao tạo ra sự xung đột, giá cả lại tăng vọt lên và các sự kiện cứ diễn ra liên tiếp như vậy.
Đây không phải những gì xảy ra trong ngắn hạn, tất cả dấu hiệu cảnh báo khiến người ta nghĩ rằng mọi chuyện sẽ có thể gây ra tác động cực kỳ lớn.
Sự kiện gây chấn động đầu tiên bắt đầu từ năm 1973 với chiến tranh Arab-Israel. Nhằm trả đũa Mỹ cho việc hỗ trợ Israel, nhóm các nước sản xuất dầu OPEC đã sử dụng vũ khí dầu mỏ và rồi sau đó đẩy giá lên cao gấp 4 lần.
Trên khắp thế giới, lạm phát tăng vọt, thất nghiệp leo lên mức rất cao, thị trường chứng khoán có đợt suy giảm mạnh nhất tính từ năm 1929. Chi phí nhập khẩu tăng cao quá mức, nhiều nước tìm đến các ngân hàng phố Wall nhằm vay được đồng USD để chi trả cho tiền mua dầu, sản phẩm mà đất nước họ đang vô cùng cần thiết.
Tuy nhiên vào năm 1979, khi cuộc cách mạng Iran đẩy giá dầu lên cao hơn nữa, chủ tịch Fed – ông Paul Volcker đã nâng lãi suất lên ngưỡng 20% nhằm ứng phó với lạm phát. Nhóm nước đang nợ nần phá sản, kết quả, thế giới thứ 3 chìm trong cuộc khủng hoảng nợ. Gói giải cứu mà IMF đưa ra cho các nước vỡ nợ đều đi kèm điều kiện phải cắt giảm chi tiêu chính phủ, đặc biệt với trợ cấp thực phẩm và nhiên liệu. Người dân các nước này không có đủ tiền để sống, các cuộc biểu tình nổ ra khắp nơi. Chính phủ hàng loạt nước như Peru, Brazil, Mexico, Jamaica, Philippines, Panama, Sudan, Tunisia và Haiti cuối cùng đều bị bỏ phiếu loại bỏ hoặc bị lật đổ.
Hàng loạt những sự biến động đã biến cuộc chiến mà phía Trung Đông phát động với giá dầu trở thành suy thoái kinh tế toàn cầu, nhóm các nước đang phát triển đương đầu với làn song vỡ nợ tệ hại. Sự xáo trộn trên các thị trường và mất trật tự trong thế giới thực không khỏi khiến cho mọi chuyện trở nên tồi tệ hơn. Kết quả của tình trạng xáo trộn kinh tế này, lý thuyết kinh tế Keynesian vốn rất phổ biến trong thời gian sau chiến tranh thế giới thứ 2 đã bị tuyên bố mất hiệu quả và cuộc cách mạng thị trường tự do nổi lên.
Khi mà những người có quan điểm thị trường tự do loại bỏ kiểm soát thị trường hàng hóa vào năm 2000, họ cho phép những nhà đầu tư tài chính thống trị việc quản lý giá. Giờ đây, chỉ riêng dự đoán về sự xáo trộn trong thế giới thực cũng đủ để cho thị trường xáo trộn khi mà các nhà đầu tư tính toán về rủi ro trong tương lai.
BizLive