MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Cửa hàng "kỳ lạ" ở Australia, nơi mọi hàng hóa được bán đều phải gửi tới Trung Quốc

04-04-2019 - 19:00 PM | Tài chính quốc tế

Nằm ở Sydney nhưng bên trong cửa hàng này chẳng có dòng chữ tiếng Anh nào. Thay vào đó, không chỉ các dòng chữ mà nhân viên cũng nói tiếng Trung Quốc.

Trong cửa hàng Australia Post ở Sydney là những kệ chứa đầy mật ong Manuka, sữa bột cho trẻ sơ sinh và các loại vitamin tổng hợp. Gần như chẳng có bảng hiệu nào bằng tiếng Anh và các nhân viên ở đây đều nói tiếng Trung Quốc. Chưa dừng lại ở đó, mọi hàng hóa được bán ở đây đều được chuyển về Trung Quốc.

Cửa hàng này là nỗ lực mới nhất để đáp ứng những nhu cầu "tưởng như vô hạn" của người tiêu dùng Trung Quốc với các loại hàng hóa cao cấp, được sản xuất tại nước ngoài. Thuật ngữ Daigou được dùng để mô tải những người mua các sản phẩm ở nước ngoài trước khi chuyển chúng về Trung Quốc để bán lại. Ngay cả khi thương mại điện tử ban hành luật mới và có hiệu lực vào ngày 1/1, tình trạng này cũng không có dấu hiệu giảm nhiệt.

Australia Post là chuỗi cửa hàng thuộc sở hữu của Chính phủ Australia. Nó được mở ở khu ngoại ô Chatswood chưa đầy một năm trước và thành công của nó dẫn tới việc mở thêm các cửa hàng ở Sydney và Melbourne. Chúng đều nằm ở khu vực tập trung nhiều người Trung Quốc. Các cửa hàng loại này chủ yếu phục vụ các hoạt động buôn bán tự phát của người dân.

Đối với Cathy Wang, 35 tuổi, cô chi trung bình 350 USD mỗi tuần để mua các cửa hàng tại Australia Post. Phần lớn các sản phẩm là sữa bột và các loại canxi. Chúng được bán với giá khá rẻ vì không phải chịu thuế và được đóng gói sẵn. So với hàng nhập khẩu chính ngạch vào Trung Quốc, chúng chắc chắn có giá rẻ hơn.

"Tôi đến đây mỗi ngày, đóng gói hàng hóa và gửi chúng cho bạn bè. Vì tôi ở đây một thời gian ngắn nên tôi không giỏi tiếng Anh lắm. Nếu đi đến các cửa hàng thuốc địa phương, tôi sẽ không thể hỏi thêm thông tin về sản phẩm. Tôi không hiểu người ta nói gì cả", Wang cho biết.

Người phụ nữ 35 tuổi này đang học tiếng Anh trong một trường ngôn ngữ ở Sydney. Tuy nhiên, hoạt động kinh doanh của Wang khá phát đạt. Khách hàng chủ yếu của cô là những bạn bè ở Trung Quốc, đặc biệt là những người có con nhỏ, vốn rất ưa chuộng sữa bột của Australia. Bê bối nghiêm trọng với sữa nhiễm melamine ở Trung Quốc hơn một thập kỷ trước vẫn chưa ngừng reo rắc ám ảnh với người dân nước này.

Thậm chí, khi Wang không thể đến cửa hàng, cô có thể nhắn tin các loại hàng hóa mình muốn thông qua ứng dụng WeChat cho nhân viên cửa hàng. Sau đó, họ đóng gói và gửi lại đơn hàng cho cô. Việc Wang cần làm chỉ là thanh toán thông qua việc quét mã QR.

Australia Post cho biết những cửa hàng này là một ví dụ khác về cách đáp ứng những nhu cầu của khách hàng. Nó cũng mở ra một cánh cửa để các doanh nghiệp Australia có thể kết nối với thị trường đang bùng nổ ở Trung Quốc.

Linh Anh

Bloomberg

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên