MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Cục CSGT trả lời về nghi vấn "tài xế phải thổi chung ống kiểm tra nồng độ cồn" khi vào cao tốc

20-01-2020 - 16:11 PM | Xã hội

Cục CSGT cho biết, các đơn vị báo cáo, không có việc tài xế khi vào cao tốc Cầu Gié - Ninh Bình phải sử dụng, thổi chung vào một ống thổi của máy đo nồng độ cồn như phản ánh.

Mới đây, trên Facebook cá nhân, anh P.N.T (Hà Nội) phản ánh, tối 18/1 khi lưu thông từ Nam Định về Hà Nội, lên nút giao Liêm Tuyền để vào đường cao tốc Cầu Giẽ- Pháp Vân, anh thấy tất cả các phương tiện ô tô đều bị yêu cầu vào làn riêng để kiểm tra nồng độ cồn. Anh T. nói qua quan sát thấy 2-3 CSGT cầm máy đo nồng độ cồn kiểm tra tất cả tài xế.

Từ ghi nhận của mình, anh T. đặt nghi vấn các tài xế phải sử dụng, thổi chung một ống thổi của máy đo nồng độ cồn này, đồng thời lo ngại nếu vậy thì "rất mất vệ sinh, dễ dẫn đến bệnh truyền nhiễm".

 Cục CSGT trả lời về nghi vấn tài xế phải thổi chung ống kiểm tra nồng độ cồn khi vào cao tốc - Ảnh 1.

Ảnh chụp FB ảnh P.N.T.

Trao đổi với PV vào chiều nay 920/1), đại diện Cục Cảnh sát giao thông (Bộ Công an) cho biết, ngay sau khi tiếp nhận thông tin đã yêu cầu các đơn vị có liên quan của Cục và CSGT Hà Nam tại khu vực anh T. phản ánh báo cáo.

"Theo báo cáo của các đơn vị thuộc Cục và CSGT Hà Nam, không có việc tài xế phải sử dụng, thổi chung vào một ống thổi của máy đo nồng độ cồn như phản ánh của người dân", vị đại diện Cục CSGT nêu rõ.

Đại diện Cục CSGT cũng cho rằng, có thể anh T. đã bị hiểu nhầm giữa máy kiểm tra nồng độ cồn định tính mà CSGT sử dụng với máy kiểm tra định lượng dùng ống thổi cho các tài xế thổi vào.

Vị này giải thích, hiện nay việc kiểm tra nồng độ cồn của các tài xế được CSGT thực hiện gồm 2 bước là định tính và định lượng.

Đối với định tính, CSGT sẽ sử dụng máy đo nồng độ cồn định tính. Máy này, được gắn một phễu ở đầu. Khi kiểm tra, tài xế không cần thổi mà chỉ cần nói chuyện với CSGT hoặc nói 1,2,3 vào máy là có thể xác định được trên xe có cồn hay không.

Máy này rất nhạy bén, một số trường hợp lái xe không sử dụng rượu, bia nhưng vẫn báo “có cồn” là vì trên xe có người đã sử dụng.

Do vậy, lái xe ô tô thường được kiểm tra thêm một lần nữa bằng cách thổi vào máy đo cồn định lượng để xác định chính xác là có nồng độ cồn trong hơi thở hay không.

"Máy đo nồng độ cồn định lượng này sẽ có ống thổi để tài xế thổi vào đó và ống thổi này được thay sau mỗi lần kiểm tra, không có chuyện, một ống dùng cho nhiều người nên người dân hoàn toàn yên tâm, không cần lo lắng lây bệnh khi thổi nồng độ cồn", đại diện Cục nhấn mạnh và nói sẵn sàng tiếp thu các ý kiến của người dân về hoạt động của lực lượng để có sự chấn chỉnh, xử lý kịp thời.

Theo Hoàng Đan

Trí Thức Trẻ

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên