Cục trưởng Cục Tin học hóa: Nhà nước, doanh nghiệp và cộng đồng có thể tạo ra một thế “kiềng ba chân” trong nền kinh tế số
Cục trưởng Cục Tin học hóa Nguyễn Huy Dũng cho biết, với sự chủ trì của Bộ Thông tin Truyền thông, cuộc thi đã tạo ra hiệu ứng lan tỏa mạnh mẽ thể hiện số lượng lớn giải pháp, đội thi từ các quốc gia đăng ký tham dự.
- 02-11-2020Mạng xã hội sẽ được tổ chức hoạt động tương tự thương mại điện tử truyền thống?
- 02-11-2020Doanh nghiệp 'khát' lao động
- 02-11-2020Huy động vốn cho Quy hoạch điện VIII
Trao đổi với phóng viên bên lề lễ trao giải Viet Solutions 2020, Cục trưởng Cục Tin học hóa (Bộ Thông tin và Truyền thông) Nguyễn Huy Dũng biết, với sự chủ trì của Bộ Thông tin Truyền thông, Cục Tin học hóa và Viettel phối hợp tổ chức, cuộc thi đã tạo ra hiệu ứng lan tỏa mạnh mẽ, thể hiện qua số lượng lớn giải pháp, đội thi từ các quốc gia đăng ký tham dự.
Sau 3 tháng diễn ra cuộc thi, ông đánh giá thế nào về chất lượng của các thí sinh và sản phẩm tham dự?
Theo đánh giá của tôi, cả số lượng và chất lượng thí sinh tham dự cuộc thi năm nay đều được nâng tầm so với năm ngoái. Số giải pháp dự thi tăng từ 215 lên gần 350, tức là tăng khoảng 60%. Trong hơn 300 sản phẩm dự thi này, có thể lựa chọn được khoảng hơn 20 sản phẩm, giải pháp với chất lượng tốt nhất.
Tham dự Viet Solutions, điều mà nhiều đội có giải pháp tốt vẫn còn thiếu là gì?
Có những giải pháp chuyển đổi số toàn diện cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ đem lại kết quả rất tốt. 2.000 doanh nghiệp đã sử dụng giải pháp này với chi phí thuê bao cho mỗi nhân viên chỉ 30.000 đồng/tháng. Tức là rẻ như điện nước, không phải đầu tư gì, cứ thế dùng.
Nhưng cũng có thể thấy, ngay cả các sản phẩm vào đến vòng chung kết, giải pháp của họ mới chỉ đạt được khoảng 3-5 %, thị trường, nếu không muốn nói là ít hơn. Như vậy chứng tỏ rằng nếu chúng ta có sản phẩm đủ tốt thì tiềm năng phát triển của sản phẩm mới còn rất lớn, quy mô của thị trường còn rất rộng.
Với sự hướng dẫn dắt của các chuyên gia thì các thí sinh có cái sự thay đổi như thế nào?
Các mentor của cuộc thi là những nhà công nghệ, những học giả, những nhà quản lý có kinh nghiệm, cả trong và ngoài nước. Họ có thể tư vấn ngược lại cho đội ngũ phát triển giải pháp để họ hoàn thiện giải pháp của mình, sao cho Việt Nam có những nền tảng, giải pháp thực sự thành công. Tôi cho rằng để thay đổi thì sẽ cần nhiều thời gian.
Ông kỳ vọng thế nào vào tiềm năng phát triển của các đội đạt giải sau cuộc thi?
Cuộc thi này hướng đến việc hỗ trợ giải pháp tiếp cận thị trường cho các thí sinh. Trước hết là thị trường nội địa thông qua sự hỗ trợ của Bộ Thông tin và Truyền thông, sau đó là cơ hội hoàn thiện sản phẩm cùng tập đoàn Viettel mở rộng quy mô đi ra quốc tế từ tập đoàn Viettel và một số doanh nghiệp Việt Nam có sự hiện diện tại nhiều thị trường nước ngoài.
Sau đó, dưới sự bảo trợ của Bộ Thông tin Truyền thông, những giải pháp hoàn thiện, có khả năng nhân rộng hoàn toàn có thể được triển khai trên hệ thống của các doanh nghiệp công nghệ thông tin lớn khác.
Tôi kỳ vọng, sau cuộc thi này, trong năm nay và năm tới, các đội tham gia sẽ có bước phát triển mạnh mẽ về thị trường, có thể là tăng trưởng thị phần 30-50 % trong năm.
Còn những đội chưa có giải, ông có lời khuyên gì giành cho họ?
Với những đội có giải thì đương nhiên là rất tốt. Với những đội chưa có giải thì tôi nghĩ là cũng vẫn tốt, vì cơ hội cho họ là rất nhiều sau khi kết thúc cuộc thi này.
Trong mọi cuộc thi, quá trình đôi khi mới là thứ quyết định nhiều hơn là kết quả. Chính quá trình mà các đội thi chuẩn bị cho cuộc thi này, quá trình thuyết trình bảo vệ tài sản phẩm, quá trình tương tác với chuyên gia và ban giám khảo đều sẽ giúp là các bạn sẽ cải thiện rất nhiều.
Kết thúc cuộc thi này, ngoài các thí sinh, các bên chủ trì, tổ chức và xã hội số Việt Nam sẽ gặt hái được điều gì?
Cuộc thi này là do Bộ Thông tin và Truyền thông chủ trì, Cục Tin học hóa và tập đoàn Viettel thực hiện. Cái được lớn nhất ở cuộc thi này, theo tôi là sự chung tay của tất cả các thành phần của một xã hội số.
Mỗi một cơ quan, tổ chức, mỗi giải pháp đều có những thế mạnh của riêng mình. Sự phối hợp của Nhà nước, doanh nghiệp và cộng đồng có thể tạo ra một thế “kiềng ba chân” trong nền kinh tế số, tạo ra sự cộng hưởng, lan tỏa mạnh mẽ.
Sự lan tỏa này thể hiện qua số lượng ngày càng lớn các giải pháp, các đội thi và các quốc gia đăng ký tham dự cuộc thi này. Thông qua một cộng đồng số như thế, mỗi chúng ta đều tìm được cho mình những ý tưởng, những điểm mạnh mới để bù đắp cho những gì mà chúng ta còn đang thiếu.
Ông đánh giá thế nào về khâu tổ chức cuộc thi trong năm nay và có điều gì có thể làm tốt hơn trong các mùa sau?
Về cuộc thi năm nay, tôi đánh giá là khâu tổ chức đã khá chuyên nghiệp. Nhưng hiện tại, chúng ta mới dừng lại ở mức đưa ra các lĩnh vực mà chúng ta ưu tiên tìm kiếm giải pháp. Tôi hy vọng vào năm sau, chúng tôi sẽ a có thể đưa ra những bài toán cụ thể hơn nữa theo từng lĩnh vực để định hướng được tốt hơn nữa cho các đội thi.
Cảm ơn ông!
Theo ICTNews