MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Cùng đường vì chiến tranh thương mại, nông dân Mỹ tự lái máy kéo "kết liễu" cây đậu nành

22-11-2018 - 09:32 AM | Thị trường

Khi mùa thu hoạch tới, nông dân Mỹ lâm vào tình cảnh khốn đốn vì không biết phải xử lí hàng "núi" nông sản như thế nào khi không thể bán cho thương nhân Trung Quốc được nữa.

Lựa chọn duy nhất

Đối với người nông dân Richard Fontenot và những hàng xóm khác ở bang Louisiana, họ chỉ còn một lựa chọn duy nhất cho khối nông sản vừa tới mùa thu hoạch: vứt bỏ.

Ông Fontenot đã chôn vùi 1.000 trong số 1.700 héc-ta đậu nành trong mùa thu năm nay thay vì thu về hơn 300.000 USD như mọi khi.

Những hạt đậu nành của ông đã bị ảnh hưởng bởi thời tiết xấu và mưa. Thông thường, ông có thể bán lại cho những thương nhân quốc tế và tích trữ sản phẩm tại kho nông sản địa phương - nơi chứa và bảo quản một lượng khổng lồ các loại sản phẩm ngũ cốc trước khi được xuất khẩu sang nước ngoài.

Nhưng năm nay không còn ai mua nông sản nữa. Các kho chứa đều đã chật cứng.

"Chẳng ai muốn mua cả. Tôi không biết phải làm gì nữa," ông Fontenot trả lời phỏng vấn qua điện thoại trong khi lái máy kéo băng ngang qua cánh đồng, chôn vùi những cây đậu nành vừa tới ngày thu hoạch.

Theo kết quả phỏng vấn các nhà nông, nhà nghiên cứu khoa học và chủ trang trại trên khắp nước Mỹ, các nông dân đều phải chôn vùi hoa màu, để mặc chúng tự khô héo hoặc chất đống lại trên ruộng, hi vọng giá sang năm sẽ tốt hơn.

Những người này cho biết, đây là kết quả của cuộc chiến tranh thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc, gây tổn hại sâu sắc tới sản lượng xuất khẩu và khiến các kho lưu trữ đều chật cứng với sản phẩm dư thừa.

Theo số liệu từ Đại học Quốc gia Louisiana, khoảng 15% các loại hạt có dầu tại bang này bị chôn vùi hoặc hỏng tới mức không thể bán được nữa. Một lượng lớn nông sản tại Mississipi và Arkansas cũng phải vứt bỏ. Những "núi" ngũ cốc chất thành đống, bị bỏ mặc dưới trời tuyết rơi tại bang North Dakota và South Dakota.

Nông dân Mỹ canh tác 89,1 triệu héc-ta đậu nành trong năm nay với hi vọng nhu cầu tăng cao của Trung Quốc sẽ đem lại nguồn thu lớn hơn những loại nông sản khác.

Nhưng Bắc Kinh, với "đòn" thuế quan 25% đối với đậu nành Mỹ nhằm trả đũa Washington, đã khiến mọi kế hoạch sụp đổ. Mức thuế này ngay lập tức chặn đứng mọi đợt xuất khẩu đậu nành từ Mỹ sang Trung Quốc, với trị giá ước tính lên đến 12 tỉ USD/năm. Trung Quốc tiêu thụ tới 60% lượng đậu nành xuất khẩu từ Mỹ.

Chính phủ Mỹ đã triển khai một chương trình hỗ trợ với mức tương ứng - 12 tỉ USD - để giúp các nông dân đối phó với hậu quả của chiến tranh thương mại. Tới giữa tháng 11, 837,8 triệu USD đã được chuyển tới các nông dân.

Trong khi đó, các chủ kho chứa hàng lại "bội thu" khi có thể áp giá cao hơn cho chi phí kho bãi.

Các công ty bán túi đựng nông sản cũng thu về lợi nhuận lớn. Một đại diện doanh nghiệp nói: "Nhu cầu tích trữ đang tăng cao. Chúng tôi đã bán hết hàng".

Nông sản không thể tiêu thụ

Những nông dân Mỹ đang là những người cảm nhận rõ rệt nhất ảnh hưởng của chiến tranh thương mại. Nông dân tại trung tâm Illinois có thể phải trả hơn 40% so với năm ngoái để tích trữ nông sản trong những tuần sắp tới - cố vấn nông nghiệp Matt Bennett ước tính.

Cũng theo ông Bennett, đây là mức chi phí "đau đớn" cho ngành nông nghiệp vốn đã đem lại rất ít lợi nhuận cho nông dân.

Giá kho lưu trữ cũng chênh lệch đáng kể, phụ thuộc vào địa điểm. Những kho ở gần sông yêu cầu chi phí cao hơn các kho trong nội địa vì họ phụ thuộc nhiều hơn vào thị trường xuất khẩu.

Chiến tranh thương mại đã làm gia tăng vấn đề lưu trữ - vốn đã là chuyện nhức đầu trong những năm gần đây vì sản lượng nông sản ngày càng tăng.

Thậm chí trước mùa thu hoạch năm nay, khoảng 20% kho lưu trữ nông sản ở Mỹ vẫn chưa tiêu thụ hết ngô, đậu nành và hạt lúa mì từ những vụ mùa trước - theo Bộ Nông nghiệp Mỹ. Đây là mức cao nhất trong cùng kỳ 12 năm trở lại.

Cùng đường vì chiến tranh thương mại, nông dân Mỹ tự lái máy kéo kết liễu cây đậu nành - Ảnh 1.

Kho chứa ngô "cao như núi" ở một trang trại Mỹ. Ảnh: Reuters

Một số thương nhân cũng tăng chi phí đối với những nông dân có sản phẩm không "hoàn hảo".

Russel Altom, một nông dân trồng đậu nành, nói: "Tôi chưa bao giờ thấy mọi chuyện tồi tệ đến vậy. Tôi biết một số nông dân đã thuê luật sư để xem xem có thể giải quyết vấn đề giá cả và chi phí không."

Eric Maupin, một nông dân ở Tennessee, cho biết mức giá để lưu kho nông sản đã tăng gấp 3 lần so với năm ngoái.

Một số nông dân đang bắt đầu đưa trang thiết bị trang trải ra khỏi chuồng chăn nuôi để lấy chỗ chứa nông sản. Họ cho biết sẽ nghĩ ra giải pháp để xử lí triệt để vấn đề lưu trữ trước khi mùa xuân tới.

Theo Tất Đạt

Thời đại

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên