Cùng họ cá rồng nhưng số phận hẩm hiu, chỉ để lợn ăn; dân quê dùng 1 chiêu, người thành phố "phát cuồng"
Cá thác lác bị chê có quá nhiều xương dăm, thịt bở, rất khó để chế biến nên trước kia chỉ khai thác làm thức ăn cho lợn hoặc gà vịt.
- 14-04-20243 “điểm mù” trong quản lý tài chính cá nhân: Điều số 2 là lầm tưởng của rất nhiều người
- 08-04-2024Những bộ phận của cá không nên ăn
- 05-04-2024Cho thứ bột này vào chảo, rán cá, rán thịt sẽ không bao giờ bị dầu mỡ bắn nữa: Đơn giản nhưng ít ai biết
Anh em của cá rồng nhưng chịu hẩm hiu, làm cám lợn cám gà
Cá thác lác (tên khác là cá thát lát) là giống cá anh em cùng họ với cá bơn, cá rồng với phần thân dẹt, mỏng và khá nhỏ. Loài này có đặc điểm đầu của bé, ngắn, mắt to, lồi và miệng rộng kéo dài lên phần ổ mắt. Tùy từng dòng cá, nó có thể nặng 200 – 500gram/con.
Cá thác lác vốn là một trong những loại cá trắng sống rải rác trên các dòng sông ở miền Tây Nam Bộ. Cá thác lác nhìn xa giống lưỡi dao, có vảy nhuyễn màu trắng bạc lấp lánh.
Cá thác lác là loài cá nước ngọt đặc trưng của vùng đồng bằng sông Cửu Long
Người miền Tây chẳng xa lạ gì với loài cá thác lác vốn sinh trưởng tại Biển Hồ, từng đàn đi theo dòng Mekong vào Bắc Vàm Nao, lan tỏa đi hết các vùng sông nước.
Khi còn non, cá thường sẽ có phần đuôi rất mỏng, nên có tên gọi khác là cá lưỡi mèo. Khi đạt ngưỡng trưởng thành, cá thác lác có lưng cong, thân xuất hiện nhiều chấm tròn đen, còn gọi là cá thác lác cườm.
Ít năm gần đây, cá thác lác mới được ưa chuộng
Cùng là anh em, nhưng nếu cá rồng được cưng chiều nâng niu, giá bán hàng chục, hàng trăm triệu/con, nhưng cá thác lác có số phận hẩm hiu hơn nhiều. Cứ vào mùa nước nổi, cá thác lác tràn đầy vào đồng từng đàn, người dân miền Tây cũng ra vớt về.
Thịt cá thác lác mỏng, bở, đầy những xương dăm, khi chiên hay nấu lên sẽ bị rã bột, có mùi tanh khá hăng, nên người ta thường đem về làm thức ăn cho lợn hoặc gà vịt. Hiếm khi cá thác lác được bán ở chợ, vì không mấy người chuộng.
Với người miền Tây được thiên nhiên ưu đãi ban tặng đầy những loại cá đặc sản, thịt thơm, dai ngon, cá thác lác không được ngó ngàng tới. Cho tới khoảng chục năm trở lại đây, mọi sự bất ngờ thay đổi.
Một thay đổi nhỏ trong cách chế biến, nâng giá cả trăm lần
Cá thác lác "đổi đời" nhờ một sáng tạo của người miền Tây. Người ta không để nguyên con cá, mà dùng muỗng nạo thịt cá, cho thêm ít muối, đường, tiêu xay, hành lá, tỏi phi, rồi quết (trộn và nhồi) thật kỹ. Từng miếng thịt cá màu hồng nhạt, bở bục, sau khi được quết kỹ bỗng trở nên dai ngon không kém gì các loại chả cá nổi tiếng.
Sáng tạo này đã nâng tầm loài cá rẻ rề trở thành đặc sản đắt đỏ được người thành phố ưa chuộng. Chả cá thác lác nạo sẵn có giá lên tới 350.000 đồng/kg, nâng giá trị cao gấp trăm lần hồi bị "ghẻ lạnh".
Cá thác lác rút xương cũng được "ké" chả cá thác lác về độ nổi tiếng, dù độ ngon không thể sánh bằng
Từ chả cá thác lác nạo sẵn, người ta có thể chế biến thành nhiều món ăn ngon phù hợp với gia đình như chả cá chiên chiên, chả cá nấu canh chua, nấu hoa thiên lý, lẩu khổ qua...
Thật lạ là cá để cá nguyên con thì bở, nhưng cá thác lác nạo thịt làm chả, càng quết lâu lại càng dai và thơm. Chả cá quết xong, người ta sẽ để sống, khi nào ăn mới vo viên, thả vào nước sôi hoặc chiên cho chín, chín tới là ăn liền.
Được ưa chuộng không chỉ ở miền Tây, chả cá thác lác còn được người Sài Gòn mê tít. Ở Hà Nội, người ta cũng săn tìm chả cá thác lác đông lạnh để thưởng thức.
Các nhà nghiên cứu dinh dưỡng cho rằng cá thác lác là một trong những loại cá béo với thành phần có giá trị dinh dưỡng cao với hàm lượng vitamin A, D, E, chất béo, axit béo Omega 3,… dồi dào, có ích cho sức khỏe con người, đặc biệt là trẻ em, bà bầu và người cao tuổi.
Theo y học cổ truyền dân tộc, cá thác lác có vị ngọt, tính bình, không độc. Nó có tác dụng bổ khí huyết, ích thận tráng dương, trừ phong thấp, nhuận trường... nên có thể ăn thường xuyên.
Đời sống & pháp luật