Cuộc biểu tình kỳ quặc chưa từng có trong lịch sử nước Mỹ: 45.000 công nhân ‘hoãn’ đình công sang năm 2025, 'suýt' gây tổn hại 7,5 tỷ USD cho nền kinh tế
Cuộc đình công chưa từng có trong lịch sử này của kinh tế Mỹ có thể ảnh hưởng đến 100.000 người và gây ra những hậu quả nghiêm trọng.
- 04-10-2024Tổng thống Pháp: EU đang tụt hậu so với Mỹ và Trung Quốc, có thể ‘sụp đổ’ nếu không cải cách
- 04-10-2024Cổ phiếu Nvidia tăng vọt sau phát ngôn của CEO Jensen Huang: Elon Musk lẫn Larry Ellison nài nỉ ‘vua chip’ là có lý do?
- 04-10-2024Fed còn cắt giảm lãi suất thì loại tài sản này còn tăng, dự báo lập kỷ lục chưa từng có vào đầu năm sau
Mới đây, việc 45.000 công nhân cảng biển tại Mỹ đình công và đe dọa tổn hại đến 7,5 tỷ USD cho nền kinh tế Mỹ, tương đương 0,1% GDP đã làm chấn động giới truyền thông.
Tuy nhiên cuộc đình công này bỗng trở nên "kỳ quặc" chưa từng có trong lịch sử bởi sau khi được doanh nghiệp nhượng bộ, công đoàn không hủy bỏ cuộc đình công mà tuyên bố "hoãn" sang đầu năm 2025. Đây được coi như lời cảnh báo của công đoàn khi tiếp tục đàm phán với doanh nghiệp về mức tăng lương 77% trong 6 năm tới.
Ngày 4/10/2024, công nhân của các cảng biển từ Maine cho đến Texas đã quay lại làm việc nhưng cuộc đình công có thể tái diễn bất cứ lúc nào nếu công đoàn không đạt được thỏa thuận chính thức với doanh nghiệp.
Ban đầu, công đoàn đòi hỏi mức tăng lương 77% trong 6 năm tới, nhưng phía doanh nghiệp chỉ chấp nhận con số 50%. Sau khi chính quyền Washington gây áp lực vì lo sợ cuộc đình công của 45.000 công nhân sẽ gây tác hại cho nền kinh tế Mỹ, các doanh nghiệp đã nhượng bộ lên 62%.
Mặc dù vậy phía công đoàn vẫn chưa hài lòng và chỉ chấp nhận "hoãn" đình công để đàm phán tiếp.
Báo cáo của Oxford Economics cho thấy cuộc đình công của 45.000 công nhân có thể khiến nền kinh tế mất 4,5-7,5 tỷ USD. Việc các cảng biển bị đình trệ hàng tuần sẽ làm rối loạn chuỗi cung ứng, tắc nghẽn hàng hóa cũng như khiến nhiều doanh nghiệp mất hàng tỷ USD hợp đồng, các nhà máy sẽ phải tạm hoãn sản xuất do thiếu nguyên liệu còn người dân thì lâm vào cảnh khan hiếm hàng cục bộ.
Kể cả khi cuộc đình công chấm dứt thì kinh tế Mỹ cũng phải mất hàng tháng trời mới phục hồi lại được tùy vào độ dài của cuộc đình công. Đó là chưa kể đến các cảng biển sẽ mất nhiều tuần để dọn sạch các khu dỡ hàng rồi mới quay trở lại hoạt động như trước được.
100.000 người ảnh hướng
Theo Oxford Economics, cuộc đình công này nếu kéo dài sẽ khiến vô số doanh nghiệp gặp khó khăn, dẫn đến nhiều lao động bị tạm cho nghỉ hoặc bị sa thải, qua đó ảnh hưởng đến 100.000 lao động tại Mỹ.
Xin được nhắc rằng ngành cảng biến ảnh hưởng đến chuỗi cung ứng và nhiều mảng khác, từ logistic, vận tải cho đến nhân viên các công ty xuất nhập khẩu hay nhà máy sản xuất. Bởi vậy việc không dỡ hàng hóa, khiến các container chất đầy tại cảng biển sẽ khiến vô số hoạt động kinh doanh bị đình trệ và hậu quả là cắt giảm lao động, suy giảm thu nhập.
"Nếu cuộc đình công này kéo dài thì nền kinh tế địa phương sẽ ảnh hưởng trước tiên. Chỉ 1 tuần sau đó, toàn bộ chuỗi cung ứng sẽ chịu tác động", chuyên gia Brian Pacula của West Monroe cảnh báo.
Hàng phân tích Stifel thậm chí cảnh báo cuộc đình công trên nếu chỉ kéo dài vài ngày thôi cũng khiến nền kinh tế Mỹ khó "nuốt trôi".
Nguyên nhân chính nằm ở việc vô số mặt hàng, từ nông sản, nguyên liệu sản xuất cho đến thiết bị ô tô, đồ điện tử....được Mỹ nhập khẩu hoặc xuất khẩu sang nước ngoài.
Số liệu chính thức cho thấy những cảng biển đình công chiếm đến hơn 80% lượng cà phê nhập khẩu vào Mỹ và 75% lượng chuối nhập khẩu.
"Việc cảng biển ngừng hoạt động sẽ tốn đến hàng chục tỷ USD cho nền kinh tế mỗi ngày", Giáo sư Jason Miller của trường đại học Michigan State University nhận định.
Theo giáo sư Miller, ngay cả các ngành không chịu tác động trực tiếp như ô tô cũng sẽ phải sa thải lao động vì bị đình trệ sản xuất do thiếu nguyên liệu, gây tác động lan rộng trong nền kinh tế.
Thế rồi đứt gãy chuỗi cung ứng sẽ làm hàng hóa tăng giá, thúc đẩy lạm phát cùng vô số những hệ lụy khác.
Chính vì vậy, tuyên bố "hoãn" đình công mới đây dù khiến nhiều người thở phào nhưng cũng tạo áp lực cho doanh nghiệp trong việc đàm phán mức lương công nhân ngành cảng biển Mỹ.
*Nguồn: NYT, BI
Nhịp Sống Thị Trường