Cuộc chiến “bong bóng” tranh giành ngành bia Việt Nam
Trong khi chính phủ Việt Nam đang thực hiện việc bán phần lớn cổ phần tại 2 công ty bia nhà nước là Habeco và Sabeco, các nhà sản xuất bia tại Nhật Bản và châu Âu hy vọng có thể tham gia và phát triển thị trường bia Việt Nam.
- 12-11-2016[Infographic] Bản đồ ngành bia Việt Nam
- 19-10-2016Nielsen: Ngành nước uống chững lại, bia vẫn tăng trưởng ấn tượng
- 09-09-2016"Ông lớn" ngành bia sắp lên sàn, nắm giữ hàng loạt khu "đất vàng" đắc địa
Theo số liệu của Kirin Brewery (Nhật Bản), Việt Nam đứng thứ 11 thế giới về tiêu thụ bia trong năm 2014. Tại châu Á, Việt Nam đứng thứ 3 sau Trung Quốc và Nhật Bản.
Trong năm 2014, lượng bia tiêu thụ trên thị trường Việt Nam tăng 6% so với năm 2013 – mức tăng mạnh nhất trong số các quốc gia xếp hạng cao.
Nhu cầu về bia dự kiến sẽ tiếp tục tăng bởi dân số và tầng lớp trung lưu đang nổi lên tại đất nước hình chữ S.
Chính phủ hiện đang nắm giữ 89,6% cổ phần tại Sabeco và 82% cổ phần tại Habeco. Hai công ty này hiện chiếm gần 60% thị phần bia tại Việt Nam. Trong quá trình cải tổ các doanh nghiệp nhà nước, chính phủ sẽ bán 53,6% cổ phần tại Sabeco trong năm nay và duy trì tỷ lệ sở hữu 36% trong năm 2017. Cổ phần tại Habeco dự kiến sẽ được bán toàn bộ trong năm 2016.
Kirin và 2 công ty bia lớn khác của Nhật Bản là Asahi Group Holdings và Sapporo Breweries đang tìm cách mua cổ phần tại Sabeco và Habeco.
Sapporo bắt đầu hoạt động sản xuất tại Việt Nam từ năm 2011 và kể từ đó đến nay chỉ cung cấp sản phẩm bia cao cấp Sapporo Premium. Tới đầu năm nay, sản phẩm bình dân Blue Cap của họ mới vào thị trường Việt Nam.
Nhiều hãng bia quốc tế đang thèm muốn thị trường bia lớn nhất Đông Nam Á
Tuy nhiên, do thị phần còn khiêm tốn, Sapporo đang hướng tới việc thâu tóm Sabeco và Habeco để tăng doanh số tại thị trường lớn nhất Đông Nam Á. Chủ tịch Sapporo – ông Tsutomu Kamijo – đang xem xét các phương án tham gia quản lý 2 công ty bia của Việt Nam, bao gồm việc liên doanh và tham gia nhóm Sapporo.
Năm 2015, Kirin Holdings mua lại công ty bia lớn nhất Myanmar và hiện nay muốn mở rộng hơn nữa hoạt động kinh doanh tại khu vực Đông Nam Á. Trong khi đó, Asahi hy vọng thương vụ tại Việt Nam có thể giúp họ bắt kịp Kirin trên thị trường quốc tế.
Một công ty bia hàng đầu khác của Nhật Bản là Suntory Holdings vẫn đang giữ quan điểm thận trọng về thị trường Việt Nam bởi họ đang bận rộn với một doanh nghiệp khác bên Mỹ.
Vấn đề giá cả hiện đang là một trở ngại với tham vọng thâu tóm Habeco và Sabeco của các doanh nghiệp nước ngoài. Tổng giá trị cổ phần tại 2 công ty bia Việt Nam có thể lên tới khoảng 200 tỷ Yên (1,86 tỷ USD).
Sapporo đã có 2 thương vụ mua lại lớn trong những năm gần đây. Năm 2006, họ chi 30 tỷ Yên để mua lại công ty Sleeman Breweries (Canada). Năm 2011, số tiền tương tự được dung cho thương vụ mua Pokka (Nhật Bản).
Trong khi đó, Asahi bỏ gần 290 tỷ Yên để mua lại 4 công ty bia châu Âu, trong đó nổi bật là công ty Peroni Brewery của Italy. Công ty này cũng đang cân nhắc kế hoạch bỏ hơn 500 tỷ Yên để mua lại 5 công ty bia Đông Âu khác.
Kirin đang ưu tiên việc cải thiện lợi nhuận tại các đơn vị kinh doanh kém hiệu quả, trong đó bao gồm mảng nước giải khát tại Nhật Bản và hoạt động sản xuất tại Brazil.
Với chiến lược và tình hình tài chính hiện nay, các công ty Nhật Bản sẽ gặp khó khan trong việc chi nhiều tiền cho 2 công ty bia Việt Nam.
Công ty bia Carlsberg của Đan Mạch đang trong quá trình thảo luận mua lại gần 20% cổ phần tại Habeco. Công ty bia lớn nhất thế giới Anheuser-Bush InBev (Bỉ) cũng cho thấy sự quan tâm trong quá trình mua lại 2 công ty bia lớn nhất Việt Nam.
Thị trường bia Việt Nam đang thực sự là một quả “bong bóng” chờ phát nổ.
Người đồng hành