Cuộc chiến giữa Microsoft và Meta để kiểm soát vũ trụ ảo Metaverse
Cả Microsoft và Meta đều đã tham gia vào vũ trụ ảo Metaverse, tuy nhiên theo các chuyên gia chính nhân viên văn phòng sẽ quyết định ai sẽ "nhập vai" vào vũ trụ ảo tốt hơn.
- 24-10-2021Bill Gates cho rằng lĩnh vực này sẽ tạo ra 8-10 công ty như Tesla, 1 Google, 1 Amazon và 1 Microsoft, có rất nhiều cơ hội cho những người muốn làm giàu
- 28-09-2021Microsoft tiếc nuối vì không thể thâu tóm được TikTok ở Mỹ
- 12-09-2021Nhìn lại gần 10 năm Microsoft thâu tóm Nokia và những bí ẩn xoay quanh thuyết âm mưu "con ngựa thành Troy"
Sau khi dành phần lớn thời gian trong 2 năm qua với các cuộc họp video nhóm của ứng dụng Microsoft Teams, liệu các nhân viên văn phòng trên thế giới đã sẵn sàng tiến thêm một bước dài vào lĩnh vực kỹ thuật số không?
Tuần này, Microsoft đã đưa ra kế hoạch giới thiệu với 250 triệu người dùng ứng dụng Teams của mình, tham gia vào vũ trụ ảo đa dạng hơn được gọi là metaverse.
Động thái này của Microsoft diễn ra vài ngày sau khi công ty Facebook đổi tên thành Meta, để khẳng định sự tập trung của công ty vào thế giới ảo.
Tính năng mới trên ứng dụng Teams mà Microsoft giới thiệu ngày 2-11 vừa qua khá giống với sản phẩm tương lai của Facebook về các cuộc họp văn phòng được thực hiện trong thực tế ảo.
Cả hai công ty đều cho biết người dùng sẽ có thể tạo hình đại diện, hoặc phim hoạt hình của chính họ, và hình ảnh này có thể di chuyển tự do giữa các thế giới ảo khác nhau.
Bước đầu tiên, Microsoft cho biết trong nửa đầu năm 2022, người dùng Teams sẽ có thể bắt đầu xuất hiện dưới dạng ảnh đại diện trong các cuộc họp trực tuyến mà họ đã tham dự. Ông Jared Spataro, người đứng đầu ứng dụng Teams, dự đoán rằng: "Việc có một ô vuông trong cuộc trò chuyện video nhóm sẽ khiến bạn không cảm thấy lạc lõng".
Phương pháp tiếp cận dần của Microsoft khiến người dân có nhiều cơ hội trải nghiệm công nghệ metaverse mới. Ảnh: Financial Times
Ngược lại, Facebook đã hướng thẳng vào thực tế ảo. Với bản beta mở của Horizon Workroom, một ứng dụng miễn phí được thiết kế để nhân viên làm việc cùng nhau trong văn phòng ảo thông qua tai nghe Oculus. Người dùng có thể nghe thấy mọi âm thanh từ những người khác trong phòng.
Hiện nay, có 250 triệu người sử dụng Microsoft Teams ít nhất một lần mỗi tháng, so với 7 triệu người dùng trả tiền mà Facebook dành cho phần mềm liên lạc tại nơi làm việc. Theo các chuyên gia trong lĩnh vực này, chính số lượng người dùng ứng dụng Teams quá lớn khiến Microsoft trở thành nơi dễ chiếm lĩnh thị trường hơn.
Tuy nhiên, ông Peter Barrett, một nhà đầu tư mạo hiểm và những người khác cảnh báo sau đại dịch Covid-19: "Mọi người đều đã trải qua sự mệt mỏi khi tương tác với ai đó qua Zoom. Chúng tôi muốn ở bên những con người cụ thể ".
Trong khi đó, đối với các công ty công nghệ đang xây dựng các metaverses mới, việc đưa công nghệ vào văn phòng có một lợi ích khác: Mọi người có thể sử dụng trong đời sống làm việc rộng lớn hơn của họ.
Người Lao động