MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

“Cuộc chơi” của người khổng lồ Hàn Quốc về chuyển dịch số tại Việt Nam

“Việc dẫn đầu đổi mới công nghệ không chỉ là nhu cầu mà còn là sự tăng trưởng bền vững và chúng tôi muốn trở thành một phần trong sự chuyển mình đó”, ông Kyle Kim, Giám đốc Văn phòng Hà Nội Công ty Điện tử Samsung Vina khẳng định.

“Cuộc chơi” của người khổng lồ Hàn Quốc về chuyển dịch số tại Việt Nam - Ảnh 1.

Là một trong những diễn giả tham dự phiên thảo luận bàn tròn cấp cao của Industry 4.0 Summit 2019, ông Phan Ngọc Thọ, Chủ tịch tỉnh Thừa Thiên Huế dành nhiều sự chú ý tại gian triển lãm của Công ty Điện tử Samsung Vina về các giải pháp chuyển đổi số. Địa phương mà ông lãnh đạo hiện được xem là thành phố tiêu biểu trong triển khai đô thị thông minh.

Ông Thọ tỏ ra rất chăm chú khi lắng nghe đại diện của Samsung chia sẻ về hệ sinh thái số được mang đến Diễn đàn lần này. Chủ tịch tỉnh Thừa Thiên Huế cũng đáp lại lời mời của Samsung về cuộc gặp sớm nhất có thể bằng một nụ cười thoải mái.

“Cuộc chơi” của người khổng lồ Hàn Quốc về chuyển dịch số tại Việt Nam - Ảnh 2.

Một cuộc gặp ở thì tương lai có thể đạt được những gì? Không ai biết trước câu trả lời. Nhưng nếu nhìn vào khát vọng của một địa phương đi đầu trong thực hiện đô thị thông minh và một người khổng lồ về công nghệ, không tồi khi nghĩ về một cái nhìn lạc quan nào đó.

Samsung, trong chiến lược của mình, nhấn mạnh đến trọng tâm là phải tận dụng các cơ hội nền tảng, cung cấp nhiều dịch vụ hiệu quả cùng các cải tiến lớn, tác động tích cực đến mọi mặt của cuộc sống, đồng thời tạo nên điểm khác biệt cho mỗi thành phố ứng dụng.

Ông Kyle Kim, Giám đốc Văn phòng Hà Nội Công ty Điện tử Samsung Vina liệt kê ra hàng loạt công nghệ mà đơn vị này đang sở hữu, ví dụ như các thiết bị 5G, nền tảng an ninh di động Knox...

"Samsung đã và đang góp phần đẩy nhanh chuyển đổi số trong hàng loạt các lĩnh vực như: chính phủ điện tử, tài chính ngân hàng, giáo dục thông minh", ông nói.

“Cuộc chơi” của người khổng lồ Hàn Quốc về chuyển dịch số tại Việt Nam - Ảnh 3.

Theo ông, những ứng dụng công nghệ thông minh đang có nhiều tác động mạnh mẽ đến mọi khía cạnh của nền kinh tế phát triển và một xã hội hiện đại. Với doanh nghiệp, việc đi đầu trong công nghệ không chỉ là nhu cầu mà còn là sự tăng trưởng bền vững. "Chúng tôi muốn trở thành một phần trong sự chuyển mình đó", ông Kyle nói.

Chính vì thế, Samsung đã xây dựng một hệ sinh thái mở cho phép kết nối với các thiết bị công nghệ khác mà không gặp bất kỳ rào cản hay giới hạn nào. "Samsung mong muốn cùng đồng hành hiện thực hoá tầm nhìn về công nghiệp 4.0 để kiến tạo một tương lai tốt đẹp hơn", ông Kyle Kim chia sẻ.

“Cuộc chơi” của người khổng lồ Hàn Quốc về chuyển dịch số tại Việt Nam - Ảnh 4.

Ông Jeong Sam Yong, Tổng giám đốc Samsung SDS Việt Nam nói rằng chuyển đổi số đang là một xu thế mới với sự tham gia của rất nhiều công ty hàng đầu. "Samsung và Hàn Quốc muốn trở thành những tay chơi hàng đầu trong cuộc đua này ở châu Á và thế giới với blockchain, AI, Iot hay big data", ông cho biết.

"Tay chơi" này cũng khẳng định Việt Nam là thị trường không thể bỏ qua. CEO Samsung SDS Việt Nam thẳng thắn tỏ rõ mong muốn tham gia vào thị trường chuyển đổi số ở một quốc gia đông dân, cơ cấu trẻ với nhiều tiềm năng kinh tế. "Samsung cam kết hỗ trợ Việt Nam lâu dài trong chiến lược chuyển đổi số quốc gia", ông Jeong Sam Yong nói.

Như để minh chứng cho cam kết, tại Industry 4.0 Summit năm nay, Samsung đã tham gia với những khía cạnh mà Việt Nam đang cực kỳ quan tâm trong làn sóng chuyển đổi số.

“Cuộc chơi” của người khổng lồ Hàn Quốc về chuyển dịch số tại Việt Nam - Ảnh 5.

Ví dụ như với chuyên đề thành phố thông minh, Samsung đã giới thiệu đến lãnh đạo Chính phủ, bộ, ngành và các doanh nghiệp Việt Nam Brightics Iot – nền tảng về kết cấu, hỗ trợ cho việc quản lý thời gian thực, đồng thời giúp kiểm soát các trang thiệt bị đang sử dụng trong một khu vực đến cả toàn thành phố.

Với nền tảng này, Samsung đã giới thiệu 4 giải pháp gồm: quản lý toà nhà thông minh, hệ thống chiếu sáng, đường phố thông minh, quản lý nông trại thông minh và quản lý từ xa.

Hay với việc chuyển đổi số trong lĩnh vực ngân hàng, Samsung đưa ra phương thức thanh toán Samsung Pay. Ông Lê Khôi Nguyên, Giám đốc chiến lược sản phẩm ngành hàng di động Samsung Vina nói rằng với Samsung Pay, thói quen tiêu dùng của các cá nhân sẽ được thay đổi, mọi thứ mà người dùng cần chỉ là chiếc điện thoại thông minh kề bên.

"Chỉ bằng thao tác một chạm vào máy quẹt thẻ, người dùng đã có thể thanh toán mà không cần ví hay thẻ. Họ cũng không phải e ngại việc bị đánh cắp thông tin", ông Nguyên nhận định và rút ra 3 điểm mạnh của phương thức này gồm: an toàn, đơn giản, nhanh chóng.

“Cuộc chơi” của người khổng lồ Hàn Quốc về chuyển dịch số tại Việt Nam - Ảnh 6.

Samsung đã có nhiều thành tựu trong việc đưa ra các giải pháp IT cho hàng loạt các lĩnh vực, ông Jeong Sam Yong cho biết và khẳng định: "Tôi tin rằng, những điều đó có thể phù hợp với Việt Nam và nhiều quốc gia đang phát triển khác trong việc chuyển đổi số hay xây dựng các thành phố thông minh. Với bề dày kinh nghiệm của mình, Samsung tự tin có thể đáp ứng được các nhu cầu của thị trường Việt Nam trong tiến trình chuyển đổi số".

Nhưng dù tự tin ở công nghệ, phía Samsung cũng thừa nhận rằng rất cần đến sự hỗ trợ từ phía Chính phủ Việt Nam cũng như cộng đồng doanh nghiệp trong nước.

“Cuộc chơi” của người khổng lồ Hàn Quốc về chuyển dịch số tại Việt Nam - Ảnh 7.

Theo nhìn nhận của giới quan sát, cách mạng công nghiệp 4.0 hiện là mối quan tâm lớn của Việt Nam để có thể bắt kịp với thế giới. Nó hàm chứa cơ hội cực kỳ quý giá để Việt Nam có thể vươn lên, đứng vào hàng ngũ những quốc gia phát triển.

Cuối tháng 9, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng đã ký ban hành Nghị quyết 52 của Bộ Chính Trị về một số chủ trương, chính sách chủ động tham gia cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4.

Nói tại Industry 4.0 Summit 2019, diễn ra gần 1 tuần sau Nghị quyết được ban hành, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam nhấn mạnh tính quan trọng, cần thiết của văn bản này. Tuy nhiên, ông cũng nói thêm rằng những nhận thức cũng như hành động tận dụng cơ hội của 4.0 đã bắt đầu từ trước đó.

Để tận dụng được cơ hội, một trong những phương cách Phó Thủ tướng đặt ra là phải vin được vào đặc trưng cơ bản của cách mạng 4.0, là kết nối và hợp tác.

"Phải tăng cường hợp tác giữa các cơ quan Chính phủ với nhau; giữa Chính phủ với doanh nghiệp, người dân; giữa người dân với nhau; giữa trong nước với ngoài nước. Việt Nam không thể đứng ngoài cuộc cách mạng này. Chúng ta không chỉ giải quyết những bài toán của riêng mình mà còn có trách nhiệm trước những vấn đề chung của thế giới", Phó Thủ tướng nói.

“Cuộc chơi” của người khổng lồ Hàn Quốc về chuyển dịch số tại Việt Nam - Ảnh 8.

Ông Nguyễn Văn Bình, Trưởng ban Kinh tế Trung ương cũng tán đồng quan điểm khi cho rằng trong cuộc cách mạng 4.0, Việt Nam sẽ không thể cái gì cũng tự thân mà thành.

"Việt Nam cần sự giúp đỡ, hợp tác và chia sẻ của các nước cũng như các doanh nghiệp quốc tế với tinh thần xác định nguồn lực bên trong là quyết định, chiến lược, cơ bản lâu dài; nguồn lực bên ngoài là quan trọng, đột phá", ông nói và nhấn mạnh mong muốn của đất nước được mở rộng, làm sâu sắc hợn các hợp tác về khoa học, công nghệ.

“Cuộc chơi” của người khổng lồ Hàn Quốc về chuyển dịch số tại Việt Nam - Ảnh 9.
Đức Minh
Hương Xuân
Theo Trí Thức Trẻ

Đức Minh

Trí Thức Trẻ

Trở lên trên