MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Cuộc đời Fidel Castro, nhà lãnh đạo lừng danh bậc nhất nửa cuối thế kỷ 20

26-11-2016 - 20:57 PM | Tài chính quốc tế

Từ một cậu bé được sinh gia trong gia đình khá giả, Fidel Castro lại chọn tranh đấu cho quyền của người dân lao động và trở thành một trong những chính khách nổi danh nhất thế giới nửa sau thế kỷ 20.


Fidel Castro ăn cây kẹo mút cùng các bạn cùng lớp ở trường Nuestra Senora de Dolores, Santiago, Cuba năm 1940. Ông sinh ra trong một gia đình khá giả với đồn điền mía nhưng Fidel Castro lại chọn con đường làm cách mạng, đấu tranh cho quyền của mọi người dân. Ảnh: AFP

Fidel Castro ăn cây kẹo mút cùng các bạn cùng lớp ở trường Nuestra Senora de Dolores, Santiago, Cuba năm 1940. Ông sinh ra trong một gia đình khá giả với đồn điền mía nhưng Fidel Castro lại chọn con đường làm cách mạng, đấu tranh cho quyền của mọi người dân. Ảnh: AFP


Fidel Castro có bằng luật nhưng ngay từ khi còn học ở Đại học La Habana, ông đã bắt đầu sự nghiệp chính trị và trở thành nhân vật có tiếng trên chính trường Cuba. Thậm chí, ông còn chỉ trích gay gắt Tổng thống Fulgencio Batista. Ảnh: Redux

Fidel Castro có bằng luật nhưng ngay từ khi còn học ở Đại học La Habana, ông đã bắt đầu sự nghiệp chính trị và trở thành nhân vật có tiếng trên chính trường Cuba. Thậm chí, ông còn chỉ trích gay gắt Tổng thống Fulgencio Batista. Ảnh: Redux


Trở thành nhân vật chống nhà độc tài Batista một cách kịch liệt, Fidel Castro dẫn đầu cuộc tấn công vào Pháo đài Moncada nhưng thất bại. Ông bị bắt, kết án tù và được trả tự do sau đó. Sau khi ra tù, Fidel tới Mexico để tổ chức và luấn luyện các chiến sĩ cách mạng, chuẩn bị cho cuộc tấn công vào chế độ Batista ở Cuba. Ảnh: Getty

Trở thành nhân vật chống nhà độc tài Batista một cách kịch liệt, Fidel Castro dẫn đầu cuộc tấn công vào Pháo đài Moncada nhưng thất bại. Ông bị bắt, kết án tù và được trả tự do sau đó. Sau khi ra tù, Fidel tới Mexico để tổ chức và luấn luyện các chiến sĩ cách mạng, chuẩn bị cho cuộc tấn công vào chế độ Batista ở Cuba. Ảnh: Getty


Trở về năm 1956 nhưng lực lượng cách mạng bị bao vây và tiêu diệt, Fidel Castro và các đồng đội phải rút vào núi để xây dựng lực lượng. Với chiến thuật đánh du kích, quân cách mạng giành những thắng lợi liên tiếp. Năm 1959, quân đội của Fidel Castro tiến vào La Havana. Quân đội của Batista gần như không kháng cự. Ảnh: Getty

Trở về năm 1956 nhưng lực lượng cách mạng bị bao vây và tiêu diệt, Fidel Castro và các đồng đội phải rút vào núi để xây dựng lực lượng. Với chiến thuật đánh du kích, quân cách mạng giành những thắng lợi liên tiếp. Năm 1959, quân đội của Fidel Castro tiến vào La Havana. Quân đội của Batista gần như không kháng cự. Ảnh: Getty


Fidel Castro cầm tờ báo ở New York năm 1959. Khi được hỏi về vụ ám sát hụt, ông Castro nói: “Ở Cuba, họ có xe tăng, máy bay nhưng vẫn bỏ chạy. Vậy thì họ có thể làm được gì ở đây. Tôi ngủ ngon và chẳng thấy lo lắng điều gì”. Mỹ từng công nhận chính quyền Fidel Castro nhưng mối quan hệ lạnh nhạt vì Washington nghi ngờ La Habana có quan hệ với Liên bang Xô viết. Ảnh: Getty

Fidel Castro cầm tờ báo ở New York năm 1959. Khi được hỏi về vụ ám sát hụt, ông Castro nói: “Ở Cuba, họ có xe tăng, máy bay nhưng vẫn bỏ chạy. Vậy thì họ có thể làm được gì ở đây. Tôi ngủ ngon và chẳng thấy lo lắng điều gì”. Mỹ từng công nhận chính quyền Fidel Castro nhưng mối quan hệ lạnh nhạt vì Washington nghi ngờ La Habana có quan hệ với Liên bang Xô viết. Ảnh: Getty


Năm 1960, Cuba ký hiệp định thương mại với Liên Xô, điều làm căng thẳng giữa Mỹ - Cuba leo thang. Castro nhảy xuống từ một chiếc xe tăng trong tháng 4/1961 ở Giron, gần Vịnh Con Lợn. Đây là giai đoạn đáng nhớ nhất trong cuộc đối đầu Washington và Havana. Một nhóm 1.300 quân lính lưu vong được Cục Tình báo Trung ương Mỹ (CIA) đào tạo đang tìm cách xâm nhập vào Cuba nhằm lật đổ chính quyền nhưng bị tiêu diệt nhanh chóng bởi quân đội Cuba. Ảnh: Getty

Năm 1960, Cuba ký hiệp định thương mại với Liên Xô, điều làm căng thẳng giữa Mỹ - Cuba leo thang. Castro nhảy xuống từ một chiếc xe tăng trong tháng 4/1961 ở Giron, gần Vịnh Con Lợn. Đây là giai đoạn đáng nhớ nhất trong cuộc đối đầu Washington và Havana. Một nhóm 1.300 quân lính lưu vong được Cục Tình báo Trung ương Mỹ (CIA) đào tạo đang tìm cách xâm nhập vào Cuba nhằm lật đổ chính quyền nhưng bị tiêu diệt nhanh chóng bởi quân đội Cuba. Ảnh: Getty


Khi căng thẳng Mỹ - Cuba lên tới đỉnh điểm, La Havana tuyên bố đi theo Chủ nghĩa Marx-Lenin. Trong khi đó, CIA cũng tiến hành nhiều âm mưu ám sát Fidel Castro và các quan chức khác của Cuba. Dù không ám sát thành công Fidel Castro nhưng Che Guevara, người bạn chiến đấu của Fidel, đã nằm xuống ở Bolivia. Ảnh: Getty

Khi căng thẳng Mỹ - Cuba lên tới đỉnh điểm, La Havana tuyên bố đi theo Chủ nghĩa Marx-Lenin. Trong khi đó, CIA cũng tiến hành nhiều âm mưu ám sát Fidel Castro và các quan chức khác của Cuba. Dù không ám sát thành công Fidel Castro nhưng Che Guevara, người bạn chiến đấu của Fidel, đã nằm xuống ở Bolivia. Ảnh: Getty


Khi chiến tranh Lạnh lên tới đỉnh điểm, nhà lãnh đạo Fidel tiếp tục duy trì mối quan hệ thân thiết với các nước Xã hội Chủ nghĩa. Hình ảnh tay trong tay giữa lãnh đạo Cuba và Liên Xô tại Moscow năm 1963. Ảnh: Getty

Khi chiến tranh Lạnh lên tới đỉnh điểm, nhà lãnh đạo Fidel tiếp tục duy trì mối quan hệ thân thiết với các nước Xã hội Chủ nghĩa. Hình ảnh tay trong tay giữa lãnh đạo Cuba và Liên Xô tại Moscow năm 1963. Ảnh: Getty


Nhà lãnh đạo lừng danh cũng từng tới Việt Nam trong những năm kháng chiến ác liệt. Trong chuyến thăm đầu tiên với Việt Nam, Chủ tịch Fidel nhấn mạnh rằng: “Vì Việt Nam, Cuba sẵn sàng hiến dâng cả máu của mình”. Ảnh: Getty

Nhà lãnh đạo lừng danh cũng từng tới Việt Nam trong những năm kháng chiến ác liệt. Trong chuyến thăm đầu tiên với Việt Nam, Chủ tịch Fidel nhấn mạnh rằng: “Vì Việt Nam, Cuba sẵn sàng hiến dâng cả máu của mình”. Ảnh: Getty


Ông cũng từng gặp gỡ nhà lãnh đạo Nam Phi Nelson Mandela, người chịu nhiều ảnh hưởng từ phong trào giải phóng dân tộc của Cuba. Ảnh: Getty

Ông cũng từng gặp gỡ nhà lãnh đạo Nam Phi Nelson Mandela, người chịu nhiều ảnh hưởng từ phong trào giải phóng dân tộc của Cuba. Ảnh: Getty


Trong gần 5 thập niên lãnh đạo Cuba, nhà lãnh đạo Fidel giúp đất nước Caribbean nhỏ bé tồn tại và phát triển bất chấp những thù nghịch từ Mỹ. Bản thân ông cũng vượt qua hàng trăm âm mưu ám sát. Trong tình cảnh bị bao vây, cấm vận, Cuba vẫn tự vươn lên và có vị trí trên thế giới trong nhiều lĩnh vực, bao gồm y tế và phúc lợi xã hội. Ảnh: Getty

Trong gần 5 thập niên lãnh đạo Cuba, nhà lãnh đạo Fidel giúp đất nước Caribbean nhỏ bé tồn tại và phát triển bất chấp những thù nghịch từ Mỹ. Bản thân ông cũng vượt qua hàng trăm âm mưu ám sát. Trong tình cảnh bị bao vây, cấm vận, Cuba vẫn tự vươn lên và có vị trí trên thế giới trong nhiều lĩnh vực, bao gồm y tế và phúc lợi xã hội. Ảnh: Getty


Năm 2006, nhà lãnh đạo Fidel phải trải qua cuộc phẫu thuật liên quan tới tiêu hoá. Đây cũng là thời điểm việc chuyển giao quyền lực ở Cuba được tiến hành. Người kế nhiệm ông Fidel là em trai Raul Castro, người từng vào sinh ra tử cùng ông từ những năm tháng đầu của cuộc cách mạng. Năm 2008, ông Raul chính thức trở thành Chủ tịch của Cuba. Ảnh: Getty

Năm 2006, nhà lãnh đạo Fidel phải trải qua cuộc phẫu thuật liên quan tới tiêu hoá. Đây cũng là thời điểm việc chuyển giao quyền lực ở Cuba được tiến hành. Người kế nhiệm ông Fidel là em trai Raul Castro, người từng vào sinh ra tử cùng ông từ những năm tháng đầu của cuộc cách mạng. Năm 2008, ông Raul chính thức trở thành Chủ tịch của Cuba. Ảnh: Getty


Ngày 25/11 theo giờ địa phương, Chủ tịch Raul Castro lên truyền hình thông báo về sự ra đi của nhà lãnh đạo Fidel Castro. Theo di nguyện của nhà lãnh đạo Cuba, thi hài ông sẽ được hoả táng trong ngày 26/11. Ảnh: Getty

Ngày 25/11 theo giờ địa phương, Chủ tịch Raul Castro lên truyền hình thông báo về sự ra đi của nhà lãnh đạo Fidel Castro. Theo di nguyện của nhà lãnh đạo Cuba, thi hài ông sẽ được hoả táng trong ngày 26/11. Ảnh: Getty

Linh Anh (tổng hợp)

Trí Thức Trẻ

Trở lên trên