Cuộc đời người phụ nữ Nhật Bản đầu tiên có bằng đại học: Bị gia đình từ bỏ, cuối cùng còn chết trong cô đơn
Sutemasu là người phụ nữ Nhật Bản đầu tiên có bằng đại học. Mặc dù ban đầu cô không hề mong muốn điều đó, những gì cô làm được sau đó đã thay đổi hoàn toàn nền giáo dục Nhật Bản.
- 12-06-2018Cuộc sống về già của "Tể tướng Lưu Gù": Ăn quán bình dân, sống viên mãn bên con cháu
- 11-06-2018James Rodriguez và người mẹ tuyệt vời đứng sau mọi con đường đi tới thành công
- 11-06-2018Lời khuyên của những bà mẹ nổi tiếng để cân bằng cuộc sống, công việc và gia đình: Đừng bao giờ quên con cái là điều quan trọng nhất
Nhật Bản trước ngưỡng cửa đổi mới
Năm 1868, Nhật Bản bước vào thời Minh Trị, xã hội Nhật vốn bị cô lập trước kia nay đã chuyển biến theo hướng hiện đại hóa và có nhiều mối liên hệ với thế giới rộng lớn bên ngoài. Giai đoạn này mang đến những thay đổi cơ bản trong cơ cấu xã hội, kinh tế, quan hệ quốc tế và giáo dục của đất nước. Trong suốt khoảng thời gian đó, những chuyến ngoại giao kiểu như Sứ mệnh Iwakura trở nên hoàn toàn khả thi. Mục tiêu của sứ mệnh không chỉ là các vấn đề ngoại giao mà còn để nghiên cứu mô hình và cấu trúc giáo dục ở Mỹ và các nước Châu Âu. Cũng chính vì nhiệm vụ này, một người phụ nữ Nhật Bản đầu tiên đã có thể được cấp một tấm bằng đại học.
Sutematsu Yamakawa, sinh năm 1860, mới chỉ 12 tuổi khi cô trở thành một trong năm người phụ nữ trẻ đầu tiên tới Mỹ trong chuyến đi gọi là Sứ mệnh Iwakura. Tuy nhiên, theo như câu chuyện kể lại, cô ấy không hề được tự quyết trong tình huống này và buộc phải tới một vùng đất xa lạ trái với mong muốn của mình. Anh trai của Susetmatsu đã quyết định đưa cô tới Mỹ mà không hỏi cô, mục đích đơn giản là để giảm số miệng ăn trong gia đình.
Sutematsu chưa từng rời khỏi Nhật Bản trước đó, và cô cũng không hề nói được Tiếng Anh. Cô bị ném vào một môi trường ngoại quốc xa lạ với bốn cô gái khác. Họ đều sợ hãi và luôn muốn ẩn mình. Dần dần, họ phải tách ra và được gửi đến các nhà nuôi dưỡng khác nhau. Dù khởi đầu khó khăn, Sutematsu vẫn rất kiên trì. Cô học rất giỏi và đạt điểm xuất sắc ở trường. Với thành tích học tập ấn tượng, cô thi đỗ và theo học một trường đại học có tiếng ở Mỹ. Thời điểm đó, Sutematsu trở thành người phụ nữ có học vị cao nhất Nhật Bản.
Sau một thập kỷ ở Mỹ, cô quay trở lại Nhật Bản. Người phụ nữ trẻ khao khát thay đổi đất nước mình. Cô hợp tác cùng 2 cô gái khác cũng được gửi đi học ở nước ngoài và bắt đầu theo đuổi một mục tiêu chung: mở một trường học cho các cô gái. Để làm được điều này, Sutematsu đã cưới một người đàn ông mà cô không yêu. Nhưng sự hy sinh của cô đã được đền đáp. Cô đã mở và tài trợ cho một trường đại học dành riêng cho phụ nữ.
Sutematsu Yamakawa và câu chuyện của người phụ nữ Nhật đầu tiên có bằng Đại học
Yamakawa là con gái của một samurai bại trận, cô được gửi đến Phương Tây để quan sát và học hỏi.
Dưới đây là câu chuyện của cô:
Tên cô là Sutematsu Yamakawa. Cô chỉ mới 8 tuổi khi quân đội tiến đến thị trấn của cô. Như những sumarai cánh Aizu của Nhật Bản, gia đình cô ở bên thua trận trong cuộc nội chiến cuối cùng kết thúc thời kỳ samurai của Nhật Bản.
Sự chống cự cuối cùng cũng tới khi quân đội bao vây lâu đài Aizu. Đằng sau những bức tường, Sakiko thực hiện nhiệm vụ của phụ nữ: chuyển đạn dược cho các xạ thủ, cô đưa những quả pháo rỗng tới nhà kho. Và khi đạn pháo rơi xuống gần đó, cô phủ viên đạn pháo bằng một cái khăn ướt để ngăn cho nó đừng nổ.
Đó là lý do vì sao chị dâu của Sakiko chết.
Người chị dâu đã chạy qua chỗ viên đạn pháo khi nó phát nổ. Đa số những mảnh bom ghim vào ngực cô và một mảnh đã bắn vào cổ Sakiko. Điều đó không giết chị dâu cô ngay lập tức.
Nằm trong vũng máu, người chị dâu không ngừng van xin mẹ của Sakiko hãy cho cô một cái chết danh dự. Mẹ của Sakiko đã không đủ dũng khí để làm điều đó. Sakiko nhìn người chị gái từ từ chết dần với đôi mắt mở to. Cô nói lời vĩnh biệt. Cổ của Sakiko có vết sẹo bởi mảnh đạn cho đến tận những ngày cuối đời.
Sau chiến tranh, chính phủ Nhật Bản kết thúc thời kỳ tự cô lập. Bị hạ nhục bởi những người ngoại quốc, những người đã giành lấy các bến cảng của họ bằng vũ trang, người Nhật Bản nhìn nhận việc học từ những kẻ ngoại quốc kia như một vấn đề sống còn.
Họ đề xuất một khoản tiền cho tình nguyện viên sẵn sàng ra nước ngoài trong vòng 10 năm. Dường như chẳng có ai nộp đơn. Anh trai của Sakiko đã nhìn thấy cáo thị và đồng ý để cô sang Mỹ. Anh ta làm việc đó mà không hề hỏi ý kiến của cô.
Về phía anh ta, chuyện này giải quyết được hai vấn đề: gia tăng danh thế gia đình và bớt đi một miệng ăn.
Sakiko không hề biết Tiếng Anh và cô cũng chưa từng rời khỏi Nhật Bản. Hầu như chưa ai từng đi nước ngoài cả.
Và vì vậy ở tuổi 11, Sakiko đã tham gia một nhóm của 4 cô gái 14 tuổi, và trở thành người phụ nữ đầu tiên tới phương Tây.
Và vì vậy ở tuổi 11, Sakiko đã tham gia một nhóm của 4 cô gái 14 tuổi, và trở thành người phụ nữ đầu tiên tới phương Tây. Lần cuối cùng, Sakiko gặp mẹ cô, cô được tặng cho một cái tên mới Sutematsu. Đó là một cái tên kì lạ và buồn bã, kết hợp từ chữ "bỏ đi" và tên của một thủ lĩnh bất khả chiến bại của Aizu.
Ở D.C họ ăn tối với một vài nhân sĩ trẻ.
Tên cô giờ đây là Sutematsu. Cô chuyển tới Mỹ sáu năm sau nội chiến Mỹ, Cô và bốn cô gái còn lại đi từ Tây sang Đông, băng qua đất nước, họ cảm thấy kinh ngạc hết lần này đến lần khác.
Ở San Fancisco, họ đã trông thấy người da đen lần đầu tiên. Ở Utah, họ đã trông thấy trò chơi ném tuyết lần đầu tiên. Ở Illinois, họ đã chứng kiến đống đổ nát âm ỉ sau vụ hỏa hoạn lớn ở Chicago. Ở D.C họ ăn tối với một vài nhân sĩ trẻ.
Khi Sutematsu hỏi một người là anh ta có nói được Tiếng Nhật không, anh ta đã trả lời bằng cách bịa ra những tiếng khó nghe và rồi cười phá lên.
Sợ hãi, cô và các bạn cố sống nép mình trong khi cánh báo chí vây quanh, cố gắng có một cái nhìn thoáng qua những cô công chúa kì lạ đến từ phương Đông.
Họ không phải là công chúa, nhưng chẳng ai lắng nghe lời họ nói. Dần dần họ bị tách ra, đầu tiên là 2 người chị già nhất, những người đã rất suy sụp. Họ đã quay trở về Nhật Bản. Ba người còn lại: Sutematsu , Shige và Ume gắn bó chặt với nhau đến nỗi dù rằng họ đã phải tách nhau ra vài tháng sau ở Mỹ, không ai học được chút tiếng Anh nào.
Không ai trong gia đình mới của cô có thể đọc tên cô, nên họ đặt cho cô ấy một cái tên đơn giản hơn. Tên mới của cô là Stemats.Cô ấy đã được chào đón một cách chân tình và sớm được đi học. Mặc dù có một khởi đầu rất vất vả, cô ấy đã vươn lên mạnh mẽ.
Không chỉ là đạt được nhiều điểm cao trong trường, cô ấy còn là cô gái duy nhất trong lớp ứng tuyển vào đại học. Cô ấy đến Vassar, nơi mà nhận phụ nữ vào học 10 năm trở lại..
Cô trở thành đại biểu học sinh của lớp. Khi kết thúc khóa học, cô là người phụ nữ Nhật Bản có học thức nhất lúc bấy giờ.
Sau một thập kỷ ở Mỹ, cô ấy quay trở lại Nhật Bản. Người phụ nữ trẻ mong muốn thay đổi đất nước của mình
Khi được hỏi cô cảm thấy thế nào khi trở về, cô đã trả lời "Tôi không thể nói với bạn tôi cảm thấy thế nào nhưng tôi thực sự muốn hét lên".
Sau một khoảng thời gian đi xa tổ quốc của mình, cô trở về với những nỗi lo về khả năng nói tiếng mẹ đẻ của mình.
Stemats khá lo lắng. Cô đã thay đổi khá nhiều. Cô đã dành nhiều thời gian của mình ở một đất nước khác. Khi được hỏi cô cảm thấy thế nào khi trở về, cô đã trả lời: "Tôi không thể nói với bạn tôi cảm thấy thế nào nhưng tôi thực sự muốn hét lên".
Cô ấy và hai cô gái khác cũng được gửi ra nước ngoài - Shige và Ume - bắt đầu dành nhiều thời gian cùng nhau
Nước Nhật chào đón cô trang trọng, nhưng luồng gió chính trị đã thay đổi. Nơi đã từng hăng hái thay đổi theo hướng hiện đại hóa nay bị thay thế bởi làn sóng bảo thủ dữ dội. Truyền thống chứ không phải đổi mới đang là khẩu hiệu ngày đó. Nhật Bản lúc nào không có chỗ cho Stemats và những ý tưởng của cô.
Stemats trở thành kẻ xa lạ ngay ở chính đất nước của mình. Mặc dù vậy cô đã tìm cách thay đổi đất nước. Cô ấy và hai cô gái khác cũng được gửi ra nước ngoài - Shige và Ume - bắt đầu dành nhiều thời gian cùng nhau. Họ bắt đầu theo đuổi một mục tiêu chung: mở một trường học dành cho các cô gái.
Nhưng họ cần tiền. Và cả địa vị xã hội. Những cái đó xuất phát từ nơi cô ít mong đợi nhất.
Iwao Oyama - chồng Stemats.
Tên người đó là Iwao Oyama. Ông có thứ bậc khá cao trong quân đội, nơi ông đã phục vụ trong nhiều năm. Ông đã tham gia trận đánh của Aizu. Ông đã từng ở phe đối lập.
Ông mang vết sẹo mà rất có thể do chính Stemats gây ra. Ông đã bắn những phát đạn pháo mà rất có thể đã giết chết người chị dâu của cô.
Ông đã cầu hôn Stemats. Gia đình cô nói không ngay lập tức. Cô thì lại suy nghĩ nhiều về điều đó. Cô đã trở về sau nhiều năm, và sự cô lập đã bào mòn con người cô. Cô muốn làm được nhiều hơn thế. Iwao thì có một nguồn lực tài chính dồi dào. Cô không yêu ông nhưng điều đó đã là gì sau tất cả những hy sinh cô dành cho đất nước mình. Cuối cùng, cô đã đồng ý.
Stemats đổi tên thành Sutematsu Oyama.
Lần này tên cô là Sutematsu Oyama. Tên mới của cô rất phù hợp với một người - lần đầu tiên sẵn lòng - dành cả cuộc đời mình cho Nhật Bản. Nó dịch ra có nghĩa là Ngọn Núi Lớn.
Đó là cái bóng của Núi Phú Sĩ nơi cô làm việc.
Với sự bảo trợ của hoàng hậu, cô lập nên Trường học Bình đẳng, nơi dạy học cho những người phụ nữ quý tộc.
Cô đã để Ume và một người chị em nuôi ở Mỹ trở thành những giáo viên của trường học này.
Với lý lịch của mình, cô trở thành mục tiêu của những tin đồn. Tuy vậy Sutematsu vẫn kiên cường theo đuổi sự nghiệp giáo dục của mình.
Khi con gái của chồng cô mất trong một trận ốm, một lời đồn ác ý đã đổ trách nhiệm cho cô vì điều này, biến Sutematsu trở thành một kẻ phản diện hung ác và đói khát.
Gia đình của Sutematsu Oyama.
Càng thành công, cô càng phải đánh đổi bằng sự cô lập từ cộng đồng. Càng ngày cô càng có ít cơ hội trực tiếp tham gia dạy học hay gặp gỡ bạn bè. Cô thậm chí còn được danh hiệu "công chúa" theo một cách chế diễu.
Trong một bức thư gửi cho người chị em nuôi của mình, cô đã viết: "Chồng tôi ngày càng béo lên hàng năm, còn tôi càng lúc càng gầy".Nhưng sự hi sinh của cô đã được đền đáp.
Năm 1899, chính phủ đã bắt buộc mỗi quận phải có ít nhất một trường học dành cho phụ nữ.
Năm sau đó, Ume rời khỏi Trường học Bình đẳng để mở một trường đại học dành cho mọi phụ nữ tại Tokyo. Sutematsu giúp gây quỹ cho nó.
Sutematsu và ngôi trường của cô.
Năm 1919, một dịch cúm lớn tràn tới Tokyo - giống như dịch cúm đã cướp đi mạng sống của con gái riêng của Sutematsu vài năm trước.
Ume, vốn sức khỏe đã suy giảm, đã từ chức và rời khỏi trường. Sutematsu đối mặt với một sự lựa chọn: trốn khỏi dịch bệnh, hay trông coi trường học của mình.
Sutematsu đã ở lại. Cô đã giữ cho ngôi trường có thể tiếp tục. Ngày cô tìm được người thay thế, cô thức dậy với một cơn đau cháy rát cổ họng. 2 tuần sau đó, cô mất.
Sutematsu là người phụ nữ đã cống hiến cả cuộc đời của mình, và tên của cô sẽ không bao giờ bị lãng quên.
Ngày nay, học sinh Nhật Bản thường được học về Ume Tsuda như một gương mặt đại diện trong giáo dục dành cho phụ nữ. Nhưng họ hiếm khi biết tới Sutematsu, người đã đấu tranh và đồng hành bên cạnh Ume. Chính Sutematse là người đã đặt viên gạch đầu tiên cho quyền được giáo dục của phụ nữ Nhật Bản.
Nguồn: Bored Panda
Helino