MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Cuộc khủng hoảng của biến chủng Omicron đang dần đến hồi kết?

24-01-2022 - 16:15 PM | Tài chính quốc tế

Ảnh: GettyImages

Ảnh: GettyImages

Các nhà khoa học Nam Phi lần đầu tiên phát hiện biến chủng Omicron vào tháng 11/2021. Số lượng các ca nhiễm đã lập đỉnh và sau đó giảm nhanh chóng. Tình trạng tương tự cũng diễn ra tại Anh.

Hãy tưởng tượng đến một tương lai không xa khi mà bạn có thể đặt vé đến Italy hoặc không cần phải đeo khẩu trang khi chụp ảnh kỷ yếu. Sau những gì mà thế giới đã trải qua trong 25 tháng qua, việc quên đi đại dịch COVID-19 trong chốc lát dường như là một sự ảo tưởng, sau cùng , virus corona đã từng nhiều lần lấy đi hy vọng của chúng ta, theo nội dung bài báo mới được CNN đăng tải.

Giám đốc Trung tâm Kiểm soát và Ngăn ngừa Dịch bệnh Mỹ (CDC) dưới thời Tổng thống Mỹ Barack Obama trước đây và giờ đây đang làm chủ tịch một quỹ về y tế, ông Tom Frieden, nhận định: “Tôi nghĩ rằng nếu chúng ta làm đúng, chúng ta sẽ có một năm mới mà COVID-19 không còn chi phối cuộc sống của chúng ta quá nhiều như trước”.

Việc giai đoạn tiếp theo của đại dịch COVID-19 như thế nào và nhân loại sẽ đến giai đoạn đó ra sao cũng chính là điều mà bà Yvonne Maldonado – chuyên gia bệnh truyền nhiễm tại Stanford Medicine và chuyên gia tại nhiều cơ quan của liên bang Mỹ cũng như giới chức trách y tế địa phương đang cố gắng tìm ra câu trả lời.

Người ta có thể nhìn vào những mô hình bệnh tật và bài học từ trong quá khứ, tuy nhiên cách mà biến chủng Omicron gây bất ngờ cho các nhà khoa học trong thời gian qua khiến cho họ phải vô cùng thận trọng.

Biến chủng Omicron đã gây ra quá nhiều ca nhiễm. Biến chủng này chiếm hơn 25% tổng số ca nhiễm tại Mỹ trong tháng gần nhất, theo số liệu của đại học John Hopkins.

Tính đến ngày thứ Năm tuần vừa rồi, số lượng ca nhiễm tại 14 bang của Mỹ giảm ít nhất 10% so với tuần trước đó, tuy nhiên số lượng ca nhiễm tại 26 bang lai tăng ít nhất 10%.

Làn sóng lây nhiễm của biến chủng Omicron dường như đã lập đỉnh tại những nơi mà biến chủng Omicron bắt đầu vào Mỹ như Boston hay New York, tuy nhiên nó vẫn đang diễn biến mất kiểm soát tại nhiều khu vực khác của nước Mỹ.

Ví dụ như tại bang Georgia, nhiều nhà chức trách địa phương vẫn cho biết bệnh viện đang quá tải. Khi mà có quá nhiều nhân viên bệnh viện bị ốm còn số lượng ca nhiễm COVID-19 tăng cao, tình hình tại các bệnh viện trở nên vô cùng khó khăn.

Các nhà khoa học Nam Phi lần đầu tiên phát hiện biến chủng Omicron vào tháng 11/2021. Số lượng các ca nhiễm đã lập đỉnh và sau đó giảm nhanh chóng. Tình trạng tương tự cũng diễn ra tại Anh. Các chuyên gia tin rằng điều này cũng sẽ xảy ra tương tự tại nhiều nơi khác.

Chuyên gia về bệnh truyền nhiễm, vaccine tại Trường Y tế Công cộng thuộc đại học University of California – ông John Swartzberg nhấn mạnh: “Tôi cho rằng trong ngắn hạn, ước tính khoảng từ 4 đến 6 tuần tới, tình hình nói chung vẫn khá khó khăn. Tuy nhiên từ giữa tháng 2/2022, tình hình sẽ bắt đầu trở nên sáng sủa hơn”.

Ông Swartzberg tin: “Tháng 3 cho đến mùa hè năm nay sẽ giống như những gì xảy ra trong năm ngoái, số lượng ca nhiễm COVID-19 sẽ giảm đáng kể, tình hình sẽ lạc quan hơn, chúng ta sẽ có thể làm được nhiều việc mà chúng ta mong muốn. Tôi nghĩ tháng 5 hoặc tháng 6 sẽ khá tốt với chúng ta, tôi khá lạc quan”.

Một phần sự lạc quan của ông bắt nguồn từ thực tế rằng sẽ có phản ứng miễn dịch lớn hơn trong nhóm người đã tiêm vaccine và được tiêm mũi bổ sung. “Nhìn chung mà nói, mức độ miễn dịch trong dân số của chúng ta sẽ cao hơn khi chúng ta bước vào đại dịch của biến chủng Omicron, ngoài ra, phản ứng này cũng sẽ giúp cho chúng ta đương đầu tốt hơn với các biến chủng khác”, ông Swartzberg phân tích.

Theo Nhật Đăng

Nhịp sống doanh nghiệp

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên