MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Cuộc khủng hoảng Ukraine gần đây bắt đầu như thế nào?

14-02-2022 - 15:50 PM | Tài chính quốc tế

Cuộc khủng hoảng Ukraine gần đây bắt đầu như thế nào?

Nhiều tháng ngoại giao không giải quyết được khủng hoảng ở Ukraine đã kéo theo việc phương Tây tuyên bố Moscow chuẩn bị tấn công quốc gia láng giềng.

Căng thẳng xung quanh cuộc khủng hoảng Ukraine bỗng chốc nóng trở lại trong 2 tháng qua sau nhiều năm ít được sự chú ý của dư luận quốc tế.

Những nỗ lực ngoại giao nhằm giải quyết cuộc khủng hoảng không có nhiều dấu hiệu tiến triển. Nga có hơn 100.000 quân ở biên giới với Ukraine, làm dấy lên cảnh báo từ phương Tây về cuộc xâm lược sắp xảy ra. Tuy nhiên, Moscow bác bỏ và nói rằng họ chỉ đang đáp trả các hành động gây hấn của NATO và các đồng minh.

Cùng nhìn lại điều gì đã dẫn tới cuộc khủng hoảng ở Ukraine hiện nay.

Tháng 11/2021: Hình ảnh vệ tinh cho thấy một lực lượng quân sự lớn của Nga ở biên giới với Ukraine và Kiev cho biết Moscow huy động 100.000 binh sĩ cùng xe tăng và các khí tài quân sự khác áp sát biên giới.

Cuộc khủng hoảng Ukraine gần đây bắt đầu như thế nào? - Ảnh 1.

Ngày 7/12/2021: Tổng thống Joe Biden cảnh báo Nga sẽ bị phương Tây trừng phạt kinh tế nếu nước này xâm lược Ukraine.

Ngày 17/12/2021: Nga đưa ra các yêu cầu an ninh chi tiết với phương Tây, bao gồm cả việc NATO ngừng mọi hoạt động quân sự ở Đông Âu và NATO sẽ không bao giờ được chấp nhận Ukraine hay các quốc gia từng thuộc Liên Xô cũ khác.

Ngày 3/1/2022: Tổng thống Biden trấn an Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskyy rằng Mỹ sẽ "đáp trả một cách dứt khoát" nếu Nga xâm lược Ukraine. Hai nhà lãnh đạo đã nói chuyện qua điện thoại để thảo luận về việc chuẩn bị cho một loạt các cuộc gặp ngoại giao sắp tới nhằm giải quyết cuộc khủng hoảng.

Ngày 10/1/2022: Các quan chức Mỹ và Nga gặp nhau tại Geneva để đàm phán ngoại giao nhưng những khác biệt vẫn chưa được giải quyết khi Moscow lặp lại các yêu cầu về an ninh mà Washington nói rằng họ không thể chấp nhận.

Ngày 24/1/2022: NATO đặt các lực lượng trong tình trạng sẵn sàng và củng cố hiện diện quân sự của mình ở Đông Âu với nhiều tàu và máy bay chiến đấu. Một số quốc gia phương Tây bắt đầu sơ tán các nhân viên đại sứ quán không thiết yếu khỏi Kyiv. Mỹ đặt 8.500 quân trong tình trạng báo động.

Cuộc khủng hoảng Ukraine gần đây bắt đầu như thế nào? - Ảnh 2.

Ngày 26/1/2022: Washington đưa ra phản hồi bằng văn bản đối với các yêu cầu an ninh của Nga, lặp lại cam kết đối với chính sách "mở cửa" của NATO đồng thời đưa ra "đánh giá có nguyên tắc và thực dụng" về các mối quan ngại của Nga.

Ngày 27/1/2022: Tổng thống Biden cảnh báo một cuộc xâm lược ngào Nga có thể xảy ra trong tháng 2. Trung Quốc tỏ ra đứng về phía Nga khi nói với Mỹ rằng "những mối quan ngại về an ninh một cách chính đáng" của Moscow cần được "xem xét một cách nghiêm túc".

Ngày 28/1/2022: Tổng thống Vladimir Putin nói rằng những yêu cầu của Nga vẫn chưa được giải quyết nhưng Moscow sẵn sàng tiếp tục đàm phán. Tổng thống Ukraine Zelenkskyy cảnh báo phương Tây tránh tạo ra "hoảng loạn" bởi nó có thể ảnh hưởng tiêu cực tới nền kinh tế của đất nước ông.

Ngày 31/1/2022: Nga và Mỹ tranh luận về khủng hoảng Ukraine tại một phiên họp kín đặc biệt của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc. Đại sứ Mỹ tại Liên Hợp Quốc Linda Thomas-Greenfield nói với hội đồng rằng một cuộc xâm lược của Nga vào Ukraine sẽ đe dọa an ninh toàn cầu.

Đặc phái viên Nga tại Liên Hợp Quốc Vasily Nebenzya cáo buộc Washington và các đồng minh của họ đã kích động mối đe dọa chiến tranh bất chấp việc Moscow liên tục phủ nhận việc lên kế hoạch tấn công Ukraine. Ông Vasily Nebenzya nói rằng việc cố tình thảo luận về nguy cơ chiến tranh ở Ukraine chính là động thái khiêu khích và những người thảo luận muốn điều đó xảy ra.

Ngày 1/2/2022: Tổng thống Putin đích thân phủ nhận có kế hoạch tấn công Ukraine và cáo buộc Mỹ phớt lờ những quan ngại an ninh của nước Nga.

Ngày 6/2/2022: Theo các quan chức Mỹ giấu tên, Nga đã có 70% lực lượng quân sự cần thiết để có thể tiến hành cuộc xâm lược toàn diện vào Ukraine.

Ngày 8/2/2022: Tổng thống Pháp Emmanuel Macron gặp Tổng thống Putin ở Moscow để nói về cuộc khủng hoảng Ukraine. Trao đổi với phóng viên, ông Macron nói rằng ông Putin đồng ý không leo thang căng thẳng. Tuy nhiên, Điện Kremlin sau đó bác bỏ thông tin này và nói rằng "trong tình thế hiện tại, Moscow và Paris không thể đạt được bất kỳ thỏa thuận nào". Nga cho rằng Pháp không đủ ảnh hưởng để định hướng cả NATO.

Ngày 10/2/2022: Ngoại trưởng Anh Liz Truss và Bộ trưởng Ngoại giao Nga Sergey Lavrov hội đàm nhưng không có kết quả. Thậm chí, trong một báo cáo, ông Lavrov mô tả cuộc gặp là "trò chuyện giữa một người câm và một người điếc".

Ngày 11/2/2022: Cố vấn an ninh quốc gia Jack Sullivan của Nhà trắng nói rằng tình báo Mỹ nhận thấy Nga có thể tiến quân vào Ukraine trong vài ngày tới, ngay cả trước khi Thế vận hội Bắc Kinh kết thúc ngày 20/2.

Lầu Năm Góc ra lệnh điều động thêm 3.000 binh sĩ tới Ba Lan để trấn an các đồng minh. Trong khi đó, một số quốc gia kêu gọi công dân sơ tán khỏi Ukraine. Họ cũng cảnh báo rằng không có cuộc di tản quân sự nào tại đây.

Ngày 12/2/2022: Tổng thống Biden và người đồng cấp Putin thảo luận trực tuyến. Tuy nhiên, đôi bên "giậm chân tại chỗ".

https://cafef.vn/cuoc-khung-hoang-ukraine-gan-day-bat-dau-nhu-the-nao-20220214155038506.chn

Linh Anh

Doanh Nghiệp Tiếp Thị

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên