MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Cuộc nội chiến làm chao đảo cả Trung Quốc: Đích thân ông Tập nêu hệ lụy "lạnh sống lưng"

25-11-2021 - 09:41 AM | Tài chính quốc tế

Cuộc nội chiến làm chao đảo cả Trung Quốc: Đích thân ông Tập nêu hệ lụy "lạnh sống lưng"

Tình trạng đối lập về giới tính ngày càng phức tạp trong xã hội Trung Quốc, ảnh hưởng sâu rộng đến quan hệ hôn nhân gia đình, dẫn đến việc khó kết hôn, tỷ lệ sinh giảm.

Ngày 20/11/2021, Hãng phim Bát Nhất trực thuộc quân đội Trung Quốc đăng tuyển nhân viên qua mạng internet, vì vị trí đặc thù chỉ tuyển nam giới nên đã vô tình gây ra "bão mạng". Thực tế, những vụ việc tương tự không phải là hiếm trong những năm gần đây, phản ánh tình trạng đối lập về giới tính ngày càng phức tạp trong xã hội Trung Quốc.

Trong thông báo tuyển dụng này, nhiều vị trí như giám đốc cấp bốn, nhiếp ảnh gia cấp ba, biên tập viên cấp ba, kỹ thuật viên, nhân viên bảo dưỡng xe quân sự đều yêu cầu ứng viên nam và chỉ tuyển chuyên viên trang điểm là nữ giới.

Bình luận về thông tin này, một cư dân mạng đã sử dụng từ ngữ khá mạnh: "Vị trí tuyển dụng yêu cầu nam giới, nam giới… và nam giới... Các vị đã phản bội cách mạng Trung Quốc".

Một cư dân mạng khác thì bênh vực: "Trước hết, đây là quân đội. Thứ hai, các thành viên của đoàn làm phim đều phải làm việc với cường độ rất cao. Họ làm việc từ 16 đến 20 giờ/ngày, trong suốt một tháng liền".

Trong những vụ việc gây bức xúc dư luận như thế này, hầu hết những người chỉ trích đều cho rằng, phụ nữ Trung Quốc vẫn bị phân biệt đối xử nghiêm trọng và họ cần đấu tranh để bảo vệ quyền và lợi ích bình đẳng cho phụ nữ. Tuy nhiên, việc này dễ dẫn đến công kích và đối lập về giới tính giữa hai phe nam và nữ.

Đối lập về giới gây ra hệ lụy xã hội

Vào ngày 31/3/2021, Xinhuanet (Trung Quốc) trích dẫn bài báo với tiêu đề "Kích động đối lập không giúp gì cho việc bình đẳng giới", trong đó nêu rõ, "trên nền tảng trực tuyến hiện nay, nhiều chủ đề có thể dễ dàng dẫn đến các tranh luận về vấn đề nam nữ, từ đó gây ra các cuộc cãi vã kịch liệt. Đây là điều đáng suy ngẫm, điều gì đã xảy ra với mối quan hệ giữa hai giới trong thế giới mạng?"

Bài báo cũng cho rằng, do chịu ảnh hưởng của một số bình luận cực đoan, một bộ phận thanh thiếu niên đã bị "căng thẳng", và ở độ tuổi còn rất trẻ, họ đã đăng những nhận xét "sai lầm", "không đúng đắn" hoặc thậm chí "thù địch" và "ghét người khác giới" trên internet, và sau đó "sợ kết hôn", "sợ học hành".

Một số cư dân mạng vốn dĩ không phân biệt đối xử với người khác giới, tôn trọng và quan tâm đến mối quan hệ giữa hai giới đã buộc phải chọn phe. Điều này càng làm cho mâu thuẫn giữa hai giới trở nên gay gắt hơn.

Ngày 30/3/2021, tờ China Economic Net cũng đăng một bài báo "Bình thường hóa đối lập về giới tính là có hại cho nữ quyền", trong đó viết rằng "Chủ nghĩa nữ quyền cũng đang được phát triển và khám phá ở Trung Quốc. Tuy nhiên, với việc liên tục để xảy ra các sự việc gây ra đối lập về giới tính, chủ nghĩa nữ quyền dần bị gắn mác cấp tiến, khiến nhiều người hiểu sai về chủ nghĩa nữ quyền". Tác giả bài báo cũng tuyên bố,"quyền của phụ nữ mà tác giả đồng ý hoàn toàn không có nghĩa là đối lập về giới và "phụ nữ tối cao".

Theo trang Đa Chiều, không thể coi thường tác hại của vấn đề đối lập về giới tính. Bất kể quốc gia nào, nam giới và nữ giới đều chiếm một nửa dân số, chủ đề đối lập về giới tính có thể dễ dàng kích động xung đột xã hội và gây ra những vụ việc gây bức xúc trong dư luận.

Cuộc nội chiến làm chao đảo cả Trung Quốc: Đích thân ông Tập nêu hệ lụy lạnh sống lưng - Ảnh 1.

Tỷ lệ ly hôn của Trung Quốc trong năm 2018 là 38%. Ảnh: 163.com

Nhưng vấn đề đối lập về giới tính ở Trung Quốc không dừng lại ở đó. Sự căng thẳng trong quan hệ nam nữ trên diễn đàn xã hội đã ảnh hưởng sâu rộng đến quan hệ hôn nhân và gia đình, dẫn đến việc khó kết hôn, tỷ lệ kết hôn thấp, tỷ lệ sinh giảm. Trong nhiều gia đình, quan hệ vợ chồng căng thẳng, thậm chí ly hôn, người già và trẻ nhỏ trong gia đình cũng bị liên lụy.

Theo số liệu liên quan do Bộ Nội vụ Trung Quốc công bố năm 2018, số đôi đăng ký kết hôn ở Trung Quốc là khoảng 10,108 triệu và số đôi nộp đơn ly hôn là 3,801 triệu, có nghĩa là tỷ lệ ly hôn của Trung Quốc trong năm 2018 là 38%. Ở tỉnh Hắc Long Giang thuộc vùng Đông Bắc Trung Quốc - nơi có tỷ lệ sinh thấp nhất, tỷ lệ ly hôn cao tới 63%.

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình từng nói: "Gia đình là quốc gia nhỏ nhất, còn đất nước bao gồm hàng chục triệu gia đình. Gia đình là đơn vị cơ bản của đất nước. Nếu khó lập gia đình hoặc hàng triệu gia đình bị ly tán, sẽ làm tổn hại nền tảng đất nước. Những khó khăn trong hôn nhân và và tỷ lệ ly hôn cao chắc chắn sẽ dẫn đến giảm tỷ lệ sinh và làm suy yếu "lợi thế về nguồn nhân lực" của Trung Quốc".

Liên đoàn Phụ nữ Trung Quốc ở đâu?

Trên thực tế, có một tổ chức ở Trung Quốc với mục đích xóa bỏ bất bình đẳng giữa nam và nữ và bảo vệ quyền và lợi ích của phụ nữ - Liên đoàn Phụ nữ Trung Quốc. Tên đầy đủ của Liên đoàn Phụ nữ Trung Quốc là "Liên đoàn Phụ nữ toàn Trung Quốc" và được thành lập vào tháng 3/1949.

Theo giới thiệu trên trang web chính thức của Liên đoàn, "tiếp xúc và phục vụ phụ nữ là nhiệm vụ cơ bản, đại diện và bảo vệ quyền và lợi ích của phụ nữ, thúc đẩy bình đẳng giới và phát triển toàn diện của phụ nữ là những chức năng cơ bản".

Tuy nhiên, tổ chức này gần như "vô hình" tại Trung Quốc, đặc biệt là trong các sự kiện "gây bão" dư luận về chủ đề trọng nam khinh nữ.

Trên thực tế, từ trang web của Liên đoàn Phụ nữ Trung Quốc có thể thấy, Liên đoàn đã tham gia một số hoạt động thiết thực nhưng hiếm khi thu hút sự chú ý từ bên ngoài. Ví dụ, ngày 18/11/2021, trang web đưa tin về việc Liên đoàn Phụ nữ Trung Quốc tỉnh Hồ Nam đã thành lập một quỹ đặc biệt "Chương trình Nụ tầm xuân - Ước mơ tương lai", cũng như một loạt các chương trình về an toàn sức khỏe, hỗ trợ học sinh trưởng thành... dự kiến ​​sẽ quyên góp được hàng chục triệu Nhân dân tệ, để hỗ trợ 3.500 trẻ em gái đang tuổi mới lớn mỗi năm.

Cuộc nội chiến làm chao đảo cả Trung Quốc: Đích thân ông Tập nêu hệ lụy lạnh sống lưng - Ảnh 2.

"Chương trình Nụ tầm xuân - Ước mơ tương lai" do Liên đoàn Phụ nữ Trung Quốc tỉnh Hồ Nam tổ chức. Ảnh: thepaper.cn

Những hoạt động như vậy khá giống với chương trình hành động xóa đói giảm nghèo mà Trung Quốc đã hoàn thành. Mặc dù nó mang lại lợi ích cho nhiều người Trung Quốc cần giúp đỡ, nhưng sẽ rất khó để thu hút sự chú ý từ bên ngoài nếu không được tuyên truyền rộng rãi.

Theo trang Đa chiều, với sự phát triển của xã hội Trung Quốc, đặc biệt là sự cải thiện về mức sống của người dân, sự thiệt thòi của nữ giới so với nam giới đã giảm đi đáng kể, và trọng tâm các vấn đề về giới của Trung Quốc đang có sự thay đổi rõ rệt. Sự đối lập về giới tính đã trở thành một vấn đề xã hội thu hút sự chú ý hơn cả sự khác biệt giữa nam và nữ.

Mặc dù Liên đoàn Phụ nữ Trung Quốc đã được thành lập hơn 70 năm, đã tập trung vào công việc của riêng mình - bảo vệ quyền và lợi ích của phụ nữ, và giảm khoảng cách về giới - bởi vì tổ chức này được định vị là để phục vụ phụ nữ, nó có thể không phù hợp khi đảm nhận trách nhiệm xóa bỏ sự đối lập về giới tính hiện nay ở Trung Quốc.

Rất may, các phương tiện truyền thông Trung Quốc gần đây lại đang tập trung vào vấn đề này. Điều này cho thấy, có thể các quan chức cấp cao của Trung Quốc đã chú ý đến vấn đề này.

Theo Hữu Hiển

Doanh nghiệp và tiếp thị

Trở lên trên