Cuộc sống ngoài không gian của phi hành gia "nhọ nhất" thế giới: Tôi vẫn nghe nhạc, ngắm nhìn Trái Đất và trò chuyện với vợ mỗi tuần
Nhà du hành vũ trụ Sergei Krikalev từng đạt kỷ lục là người sống bên ngoài không gian lâu nhất thế giới với tổng thời gian tới gần 804 ngày.
Vào cuối năm 1991, trong khi Liên Xô trải qua biến động lịch sử chưa từng có, nhà du hành vu trụ Sergei Krikalev vẫn đang lang thang ở bên ngoài Trái Đất. Vào khoảnh khắc đất nước của ông tan rã, trạm vũ trụ Mir đã trở thành ngôi nhà tạm thời của ông. Sergei Krikalev được mệnh danh là "công dân cuối cùng của Liên Xô".
Năm 1991, Sergei Krikalev nhận nhiệm vụ đến trạm vũ trụ Mir trong vòng 5 tháng. Nhưng cuối cùng, ông đã phải ở ngoài không gian đến gần 1 năm. Thời gian của Krikalev ở ngoài vũ trụ đã kéo dài gấp đôi so với dự kiến ban đầu. Ông phải dành 311 ngày, tức 10 tháng bên ngoài không gian và vô tình lập kỉ lục thế giới trong quá trình này.
Nhà du hành vũ trụ Sergei Krikalev từng là người giữ kỷ lục sống trong không gian lâu nhất thế giới - chính xác là 804 ngay 9 giờ và 39 phút. Krikalev không sống một mạch 748 ngày trên không gian, nhưng đây chính là thời gian cộng dồn những lần phi hành gia này sống trên không gian. Sau đó, kỷ lục này đã được vượt qua bởi Gennady Padalka - người đã ở ngoài không gian 879 ngày.
Trong một lần giao lưu trực tuyến với độc giả tờ Guardian, nhà du hành vũ trụ đã chia sẻ với mọi người về cuộc sống ở bên ngoài không gian.
Trong suốt thời gian ở ngoài không gian, Sergei Krikalev được trò chuyện với vợ, Lena một lần mỗi tuần. Họ thường thảo luận về việc Lena chi tiêu thế nào cho gia đình với số tiền lương ít ỏi khoảng 500 rúp của chồng. Thời gian còn lại, Sergei Krikalev cố gắng hoàn thành nhiệm vụ vận hành trạm vũ trụ cho tới khi có người thay thế.
Sống một thời gian dài ở trạm vũ trụ nhưng Sergei Krikalev chưa từng nhìn thấy hố đen - một bí ẩn của vũ trụ mà con người luôn mong muốn khám phá. Ông khẳng định rằng không gian vũ trụ đóng vai trò rất quan trọng với cuộc sống của chúng ta, nhưng con người sẽ không chuyển vào không gian để sinh sống, mặc dù có thể sẽ nghiên cứu, khám phá và du lịch vào không gian nhiều hơn.
Mặc dù ở trạm vũ trụ Mir chỉ có một mình trong thời gian dài, với hoàn cảnh ngặt nghèo và không tốt cho sức khỏe, nhưng Sergei Krikalev vẫn tin tưởng vào nhiệm vụ của mình. Trạm vũ trụ quốc tế là một môi trường khép kín. Tại đây, hơi ẩm từ không khí được xử lý thành nước uống, không khí tuần hoàn và rác thải phải hạn chế tối thiểu. Rất nhiều công nghệ hiện đại được ứng dụng để có thể duy trì cuộc sống trong không gian.
Bên cạnh việc thực hiện các công việc, ông vẫn thường nhìn ngắm Trái Đất từ bên ngoài không gian và tận hưởng cảm giác không trọng lượng. "Đó là cảm giác được tự do, tôi có thể bay giống như những con chim", phi hành gia chia sẻ. Thật ấn tượng khi ở trong một trạm vũ trụ khổng lồ bay lơ lửng với tốc độ 8km/s.
Sergei Krikalev vẫn thường nghe nhạc trong lúc huấn luyện. Ở trạm vũ trụ cũng có khá nhiều bản nhạc, âm thanh được thu âm nhưng Sergei Krikalev ít khi kén chọn. Ông thường lắng nghe mọi âm thanh xung quanh mình.
Nghiên cứu vũ trụ cũng là một ngành kinh doanh nhưng nó rất phức tạp và nhiều rủi ro. Tuy vậy, khai phá những vùng không gian mới mở ra các cơ hội phát triển quan trọng.
Ngày 25/3/1992, Krikalev cuối cùng cũng được trở lại Trái đất sau khi Đức trả 24 triệu đô để mua một suất cho người thay thế. Khi trở về Trái Đất, một tờ báo đã mô tả về Krikalev rằng "trông anh nhợt nhạt như một cục bột ướt" sau quãng thời gian hơn 804 ngày ở ngoài không gian.
Sergei Krikalev mất khoảng 2-3 tuần để hồi phục và làm quen lại với mọi thứ trên mặt đất. Sau 2 - 3 tháng sau ông mới bình phục hoàn toàn. Ông tiết lộ, khi làm nhiệm vụ ở trạm vũ trụ, các phi hành gia vẫn phải thường xuyên luyện tập các bài tập thể chất để bảo toàn sức khỏe và cơ thể. Điều này đặc biệt quan trọng đối với bất kỳ chuyến du hành vũ trụ nào, bao gồm cả các chuyến bay tới Sao Hỏa.
Krikalev được tôn vinh là Anh hùng của nước Nga. Sau đó, ông lại lên đường thực hiện một nhiệm vụ khác trên vũ trụ. Ông cũng trở thành nhà du hành người Nga đầu tiên bay trên tàu con thoi của NASA và người đầu tiên lên Trạm vũ trụ quốc tế (ISS).
Tham khảo The Guardian, Washingtonpost, Universetoday.