MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Cuộc sống người đọc sách và người không đọc sách, sau 3 năm khác nhau "một trời một vực": Người trí huệ chọn việc xứng đáng theo đuổi cả đời!

23-01-2022 - 00:44 AM | Sống

Cuộc sống người đọc sách và người không đọc sách, sau 3 năm khác nhau "một trời một vực": Người trí huệ chọn việc xứng đáng theo đuổi cả đời!

Cuộc đời của người đọc sách và người không đọc sách hoàn toàn khác nhau.

Cùng đi làm thuê nhưng người đọc sách làm việc trong môi trường thoải mái và có không gian phát triển, còn người không đọc sách chỉ có thể lăn lộn ở tầng lớp thấp của xã hội. Họ ngày nào cũng lưng đẫm mồ hôi, bán sức kiếm tiền, ngày qua ngày làm việc như một cỗ máy, không có không gian phát triển.

Đọc sách một thời gian ngắn sẽ không có nhiều sự khác biệt. Nhưng đọc sách một năm, 2 năm, 3 năm và thêm nhiều năm nữa, khác biệt ắt rõ ràng.

Cuộc sống của người đọc sách và không đọc sách, ngoài sự khác nhau về vật chất còn có những sự khác biệt nào?

1. Người đọc sách có nhiều kiến thức, tầm nhìn cao rộng nên vòng hoạt động cũng cao rộng, càng dễ gạt hái thành công

"Vật phân theo loại, người hợp theo nhóm."

Tầm nhìn của người đọc sách sẽ càng cao, càng rộng theo số lượng kiến thức tích lũy tăng dần.

Khí chất, cách nói năng, quan niệm, hành động, cách xử lý của họ đều thay đổi rõ rệt. Sự thay đổi đó giúp họ tìm được bạn bè cùng chí hướng và cả những người tài giỏi hơn.

Khi phạm vi hoạt động của họ thay đổi, con đường đi đến thành công cũng nhiều hơn.

Vì kiến thức nghèo nàn, người không đọc sách luôn nhìn người, nhìn việc với con mắt hạn hẹp, gò bó, bảo thủ quan điểm riêng. Họ dễ tranh cãi, "nổi khùng" lên với người khác.

Cuộc sống người đọc sách và người không đọc sách, sau 3 năm khác nhau một trời một vực: Người trí huệ chọn việc xứng đáng theo đuổi cả đời! - Ảnh 1.

Ảnh: Unsplash

Nhiều lúc, người không đọc sách gặp được vận may hay quý nhân, khả năng cao họ vẫn sẽ để cơ hội vụt mất.

Vì vậy, phạm vi hoạt động của người không đọc sách vô cùng "kiên cố, vững chắc" vì không thể tự mình vượt qua, không thể đạp đổ tầng lớp hàng rào xung quanh để ra ngoài ngắm nhìn thế giới rộng mở.

2. Người đọc sách nhìn được nhiều mặt của vấn đề

Khi gặp khó khăn, người đọc sách xem xét và phân tích vấn đề trên nhiều góc độ, đưa ra phán đoán một cách khách quan, lý trí.

Người không đọc sách thường chỉ nhìn thấy phần băng nổi của một vấn đề và hiểu lầm đó là suy nghĩ đơn giản.

Ví dụ như vòng tay đuổi muỗi ngày càng nhiều mẫu mã, nhưng đó chỉ là bình mới rượu cũ. Khoác lên một danh từ mới đã thu hút lượng người dùng khổng lồ.

Người thích đọc sách sẽ chú ý đến mánh khóe và "quả bom khói" của các cửa hàng, phân tích sản phẩm từ nhiều góc độ xem nó có thực sự khác nhau về chất lượng như tuyên truyền hay không.

Còn người không đọc sách dễ bị truyền thông hấp dẫn của các cửa hàng làm "lạc lối".

3. Người hay đọc sách có sự đồng cảm mạnh mẽ hơn

Người hay đọc sách, đặc biệt là thể loại văn học, tâm tư khá tinh tế. Kiệt tác văn học là sự phân tích của các bậc thầy về bản chất con người và dùng ngòi bút tinh tế viết nên, để thông qua những tác phẩm đó, người đọc có thể thưởng thức nhiều cung bậc cảm xúc của cuộc sống.

Cuộc sống người đọc sách và người không đọc sách, sau 3 năm khác nhau một trời một vực: Người trí huệ chọn việc xứng đáng theo đuổi cả đời! - Ảnh 2.

Ảnh: Unsplash

Sau khi gặp những nhân vật đại diện cho nhiều tính cách trong sách, chúng ta càng rõ hơn nên hòa hợp thế nào với người như vậy ngoài đời thực.

4. Người thường xuyên đọc sách nói chuyện thu hút hơn

Người hay đọc sách sẽ không trò chuyện một cách gượng gạo. Trò chuyện là sự trao đổi thông tin từ hai hoặc nhiều phía, không phải sự suy nghĩ của một người.

Người hay đọc sách luôn có nhiều kiến thức, đề tài để cuộc nói chuyện không đi vào bế tắc. Không chỉ vậy, họ biết cách chọn ngôn từ để thể hiện sự tôn trọng, yêu mến đối phương, khiến người tham gia cuộc trò chuyện thoải mái và hứng thú.

5. Sự khác biệt giữa người đọc sách và không đọc sách thể hiện rõ nhất trong cách đối xử với trẻ con

Bậc cha mẹ đọc sách sẽ không có trở ngại trong việc giao tiếp, kết nối với con cái. Cảm xúc của họ khá ổn định, rèn cho con trẻ cũng có cảm xúc ổn định, hơn thế là sự tin cậy cha mẹ, cảm giác an toàn và được bao bọc. Họ không bộp chộp, nóng nảy khi gặp rắc rối và dễ chuyên tâm hoàn thành tốt công việc.

Còn bậc cha mẹ ít đọc sách, khi nói chuyện với trẻ thường chuyên quyền độc đoán, dùng ý kiến riêng chèn ép con nhỏ khiến con luôn cảm thấy thất vọng và bất lực vì không thể kết nối với cha mẹ, thậm chí mất niềm tin, từ chối giao tiếp, trao đổi với cha mẹ.

Cuộc sống người đọc sách và người không đọc sách, sau 3 năm khác nhau một trời một vực: Người trí huệ chọn việc xứng đáng theo đuổi cả đời! - Ảnh 3.

Ảnh: familyservicesnew

Cha mẹ không đọc sách thường có tâm trạng thất thường, dễ bị ý kiến chủ quan làm kích động. Thường gặp nhất là tình trạng cha mẹ không đủ nhẫn nại với con cái. Họ dội lên con cảm xúc phiền toái khi bản thân không tìm được cách giải quyết rắc rối. Họ đánh mắng con cái để xả cơn bực tức, trút hết cảm xúc tiêu cực lên con, làm con nhất thời tủi thân, uất ức.

Từ đó, mỗi lần gặp rắc rối, con trẻ đều vô cùng bực bội. Vì cách họ đã dạy con là: "Giải tỏa cảm xúc là cách duy nhất để giải quyết vấn đề."

Có thể, con trẻ phải dùng cả đời để bù đắp những vết thương ấy.

Đọc sách là quá trình không ngừng tích lũy kiến thức, trí huệ

Sự đầy đủ vật chất không thể cung cấp năng lượng cho tinh thần của chúng ta.

Chúng ta rất vui khi có được thứ mình muốn, nhưng niềm vui ấy nhanh chóng biến mất khi ta đã có được. Như vậy, chúng ta chỉ có thể lấp đầy cái "hố đen" không đáy đó bằng từng món, từng món vật chất một.

Nhưng đọc sách có thể nuôi dưỡng linh hồn, để linh hồn chúng ta luôn tràn đầy nhựa sống.

Đọc sách là việc xứng đáng làm cả đời. Mong rằng bạn đọc sẽ trở thành một người đọc sách đầy trí huệ.

Theo Baijiahao, Baidu


https://cafef.vn/cuoc-song-nguoi-doc-sach-va-nguoi-khong-doc-sach-sau-3-nam-khac-nhau-mot-troi-mot-vuc-nguoi-tri-hue-chon-viec-xung-dang-theo-duoi-ca-doi-20220122212315095.chn

Hoàng Lan

Trí Thức Trẻ

Trở lên trên