MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Cuộc sống vốn dĩ rất khó khăn, thành công cần nhiều tố chất hơn một tấm bằng loại ưu: Bất chấp tâm trạng thế nào, điều cốt yếu là bạn có thể chuyên tâm làm việc, cống hiến hết mình hay không

15-03-2019 - 13:58 PM | Sống

Công việc chồng chéo, nhịp độ gấp gáp, nếu thiếu bản lĩnh, không làm chủ được tâm trạng thì bạn chỉ càng thêm lãng phí thời gian vô ích mà thôi.

Tuấn sinh ra ở một vùng quê nghèo xa Hà Nội. Bố mất sớm, nhà nghèo, hai mẹ con nương tựa vào nhau để sống. Mẹ Tuấn quen cuộc sống nhà nông, bần hàn, lam lũ. Bà chỉ mong có một đời yên ổn nên chưa từng tạo sức ép gì lên con trai. Nhưng Tuấn lại luôn mơ mộng được như các bạn ở thành phố, cho nên anh quyết tâm học giỏi để đổi đời.

Thành quả của bao năm đèn sách là tấm bằng giỏi của một trường đại học danh tiếng. Cứ tưởng thế là tương lai tươi sáng sẽ mở ra, ai dè chật vật suốt nửa năm Tuấn mới xin được làm việc ở một công ty lớn trong ngành truyền thông.

Vào được rồi cũng chưa phải yên thân. Công ty lớn đương nhiên yêu cầu công việc khắt khe, môi trường chuyên nghiệp đòi hỏi tác phong tương ứng.

Giữa bao nhiêu đồng nghiệp sáng láng, thông minh, anh chàng Tuấn chỉ mờ nhạt khuất lấp. Chưa kể vẻ ngoài có phần thô kệch thường làm anh kém tự tin. Càng tự ti, người ta càng muốn kết thân, cố gắng hòa nhập.

Bạn biết đấy, các vấn đề về tâm lí tạo một khe hở cho lí trí sai lệch. Tuấn tự ti, thế nên anh muốn thoát ra khỏi tình trạng đó bằng cách cố gắng tỏ ra hòa đồng, thân thiện. Chuyện đó sẽ chẳng có gì là xấu, nếu anh không hùa theo những cuộc trò chuyện cá nhân của đồng nghiệp thay vì chia sẻ, học hỏi về công việc. Tự ti, lắm tâm cảm, lại mất thời gian cho những việc “râu ria,” kết quả công việc đương nhiên là sa sút.

Sáng hôm đó, trưởng phòng gọi Tuấn vào gặp riêng. Anh ta vừa vào, chưa kịp nói gì, Sếp đã mắng luôn một tràng rất gay gắt. Cuối cùng chốt lại là:

- Cậu nghĩ xem, tại sao tôi phải giữ một nhân viên như cậu? Cậu có ưu thế gì ngoài tấm bằng loại giỏi – thứ mà tôi thật ra không hề quan tâm?

Phải rồi, nếu bước chân ra khỏi chuỗi ngày “êm dịu” suốt thời đại học, bạn sẽ nhận ra rằng, để thành công cần nhiều thứ hơn một tấm bằng.

- Dù bên trong cậu có lộn xộn thế nào, tự ti, tự ái, mặc cảm hay thế nào đi nữa thì điều quan trọng là cậu có thể chuyên tâm làm việc, cống hiến hay không. Xác định không làm được thì không cần mất thời gian ở đây nữa.

Cuộc sống vốn dĩ rất khó khăn, thành công cần nhiều tố chất hơn một tấm bằng loại ưu: Bất chấp tâm trạng thế nào, điều cốt yếu là bạn có thể chuyên tâm làm việc, cống hiến hết mình hay không - Ảnh 1.

Chưa bao giờ Tuấn bị mắng té tát như thế, và chưa bao giờ cậu thấy mình thiếu năng lực đến thế. Vốn tự ti về ngoại hình, nên năng lực là thứ Tuấn bám trụ vào để chứng tỏ giá trị của mình với công ty. Nhưng lần này thì…

Người vừa làm Tuấn hoang mang thì sao nhỉ? Sếp Tuấn là người chỉ biết đến công việc, lúc nào cũng thấy anh ta đang làm việc. Cho nên dễ hiểu khi Sếp yêu cầu nhân viên của mình cũng phải như thế. Có khi Tuấn đang làm dở việc này, Sếp đã giao ngay việc khác. Một lúc sau đã hỏi xem một việc nào đó đã làm xong chưa.

Với nhịp độ gấp gáp và công việc chồng chéo như vậy, nếu không khéo sắp xếp thì rất dễ rối loạn. Lại thêm cái giọng “sắc lệnh” của Sếp lúc giao việc thật dễ khiến người ta ức chế (đấy là Tuấn thấy thế, vào lúc đang vừa sợ vừa… tức này).

Nhưng vấn đề không phải là sếp. Vấn đề của Tuấn chính là anh ta không làm chủ được tâm trạng khi làm việc với một vị sếp như thế. Sếp càng kiểm soát, Tuấn càng cảm giác ám ảnh, chỉ muốn làm nhanh cho xong chuyện, không muốn cống hiến.

Sếp lúc nào cũng đòi hỏi cao, gặp sếp rất áp lực. Tuấn không nhận ra những cảm xúc vui buồn bên trong đã dần hình thành một dạng thái độ của anh với công việc: Được khen thì vui vẻ nói cười, được làm điều mình thích thì năng nổ, hăng hái, bị chê thì buồn chán ngồi ủ dột,... Những hành xử ấy dần hình thành công thức phản ứng trước các vấn đề. Về cơ bản là Tuấn không nghĩ khác, làm khác được.

Nhưng cuối cùng, sau bao ngày nghiêm túc suy nghĩ về bản thân, Tuấn viết một email bày tỏ lòng quyết tâm và xin sếp một cơ hội cuối cùng. Đồng thời viết vào sổ tay những điều bản thân sẽ nhất định thay đổi:

7 tố chất cần có của người thành công:

1. Làm chủ cảm xúc, vươn lên sau khó khăn: Làm gì cũng cần có lí tưởng; rèn luyện bản lĩnh bằng cách kiểm soát cơn giận và những cảm xúc bộc phát.

2. Học hỏi và sáng tạo: Giữ con mắt tò mò với mọi thứ, luôn là người quan sát tích cực; tạo ra môi trường để rèn luyện sự sáng tạo và kế thừa từ sự học hỏi.

3. Tạo dựng cho bản thân "giao diện" giúp bản thân tỏa sáng nơi văn phòng: Để ý đến cách ăn mặc, thành công sẽ "để ý" bạn. Để ý theo nghĩa là ăn mặc cho phù hợp với nơi làm việc. Nếu bạn phải giữ một cái-tôi-văn-phòng, đó nên là KỶ LUẬT.

Cuộc sống vốn dĩ rất khó khăn, thành công cần nhiều tố chất hơn một tấm bằng loại ưu: Bất chấp tâm trạng thế nào, điều cốt yếu là bạn có thể chuyên tâm làm việc, cống hiến hết mình hay không - Ảnh 2.

4. Nắm lấy những bí quyết giao tiếp của người thành công: Bởi người thành công không bao giờ là những người kém giao tiếp. Những kỹ năng giao tiếp đó là: tạo ranh giới trong giao tiếp, giữ được sự chân thành và tạo ra bầu không khí vui vẻ.

4. Chủ động nắm bắt cơ hội, không đợi "há miệng chờ sung": Cơ hội ở khắp nơi, bình tĩnh thì "nghịch cảnh" cũng thành cơ hội.

5. Nói hay nhưng phải đi đôi với làm giỏi: Người thành công luôn biết cách hành động. Hành động phải lí trí, không làm việc thừa, không bao giờ mù quáng, nhưng cũng đừng nhanh nản; giữ vững tinh thần "Ta nhất định làm được!".

6. Đứng ở góc nhìn của một "người làm chủ" – làm chủ bản thân, làm chủ cuộc đời: Kỹ năng lãnh đạo của người thành công là luôn hướng đến thành tựu chung của cả đội ngũ; giúp đội nhóm và đồng nghiệp phát triển chính là nâng cao mình.

7. Con đường đến Thành công không dễ, nhưng Tuấn đã làm được. Và bạn cũng biết mình cần gì để THÀNH CÔNG rồi đấy: Rèn luyện bảy tố chất. Kể cả bạn có cho rằng Tuấn thật may mắn, thì biết đâu bạn còn có thể làm nên một câu chuyện còn "may mắn" li kỳ hơn thế!

*Bài viết trích từ cuốn sách "Cuộc sống vốn khó khăn, rất cần bảy tố chất" của tác giả Megara.

Megara

Nhịp sống kinh tế

Trở lên trên