Cuối năm bị hỏi vay tiền, người khôn khéo từ chối bằng 4 câu nói: Bảo vệ chính mình mà không mất lòng ai
Nếu vẫn bối rối không biết xử lý ra sao khi bị hỏi vay tiền thì cùng tìm hiểu 4 cách từ chối khéo léo ngay sau đây. Nếu vẫn bối rối không biết xử lý ra sao khi bị hỏi vay tiền thì cùng tìm hiểu 4 cách từ chối khéo léo ngay sau đây.
- 28-11-2024Đang đi xuất khẩu lao động ở Đài Loan thì có người gọi Facetime vay tiền, thanh niên tá hỏa phát hiện điều không tưởng
- 16-10-2024Bạn học lâu không liên lạc bỗng hỏi vay tiền, người EQ thấp nói "Tôi không cho mượn được" dễ làm mất lòng, người EQ cao trả lời cực khôn ngoan
- 15-10-2024Ra đời bươn chải vì trượt đại học, 12 năm sau đến ngân hàng vay tiền, nhân viên từ chối vì kê sai thông tin: Cô đã tốt nghiệp đại học
Vào mỗi dịp năm hết Tết đến, nhiều người thường hẹn gặp bạn bè, người thân để trò chuyện và gắn kết tình cảm. Tuy nhiên, trong những buổi gặp mặt này rất có thể bạn sẽ vô tình gặp phải một số tình huống khó xử như bị hỏi vay tiền.
Trong trường hợp tài chính dư dả, việc cho bạn bè, người thân, đáng tín nhiệm vay tiền hoàn toàn không có vấn đề gì. Tuy nhiên, nếu chính bạn cũng đang khó khăn hoặc đối phương không đủ độ thân thiết và tín nhiệm để cho vay tiền thì việc bạn từ chối thẳng thừng có thể gây mất mặt và ảnh hưởng đến mối quan hệ.
Vậy khi không muốn hoặc không tiện cho vay, làm sao để từ chối một cách tế nhị mà vẫn giữ được hòa khí? Cùng tìm hiểu 4 cách từ chối hữu ích, vừa lịch sự lại không làm mất lòng ngay sau đây.
"Thật không may, tôi vừa cho anh/chị/em... vay tiền rồi"
Khi gặp mặt bạn bè người thân, nếu bất ngờ bị hỏi vay tiền, việc từ chối trực tiếp sẽ khiến cả hai bên khó xử và có thể làm rạn nứt tình cảm. Lúc này, bạn có thể nói "Thật không may, tôi vừa cho anh/chị/em... vay tiền rồi". Ví dụ, bạn có thể nói mình vừa cho anh họ, em rể, bạn học, đồng nghiệp vay tiền để mua xe hoặc mua nhà, nên hiện tại không còn tiền để cho vay nữa. Thậm chí, bạn còn có thể nói thêm: "Giá mà biết trước bạn cũng cần vay tiền, tôi đã không cho người khác vay rồi". Cách trả lời này rất khéo léo, vừa thể hiện sự quan tâm đến đối phương, vừa giải thích rõ lý do không thể cho vay, tránh gây hiểu lầm.
"Tiền của tôi đang gửi tiết kiệm, phải vài tháng nữa mới đến hạn"
Khi không muốn cho vay, bạn cũng có thể nói rằng tiền của mình đang gửi tiết kiệm ngân hàng hoặc đầu tư, phải vài tháng hoặc lâu hơn mới đến hạn rút. Mọi người đều có thể hiểu được điều này. Bởi vì khi có tiền nhàn rỗi, ai cũng muốn "tiền đẻ ra tiền" bằng cách gửi tiết kiệm hoặc đầu tư. Mà những hình thức này thường là đầu tư dài hạn, nếu rút trước hạn sẽ bị mất lãi, thậm chí mất cả vốn. Vì vậy, khi bị hỏi vay tiền mà không muốn cho vay, bạn có thể dùng cách nói này để tránh sự khó xử.
"Tiền bạc trong nhà không do tôi quản lý"
Câu nói "Tiền bạc trong nhà không do tôi quản lý" cũng là một cách khéo léo để từ chối khi bị hỏi vay tiền. Vì lý do quản lý tài chính, nhiều gia đình thường gom tiền lại để một người quản lý, chẳng hạn như mẹ hoặc vợ, điều này cũng không có gì lạ. Khi bạn nói như vậy với người khác, vừa có chút hài hước, vừa có thể tế nhị từ chối việc cho vay. Họ cũng không thể đến hỏi vay tiền người nhà của bạn được.
"Dạo này tôi cũng khó khăn, còn đang tính vay bạn một ít đây"
Cuộc sống hiện đại áp lực lớn, ai cũng có những nỗi lo riêng. Áp lực trả góp nhà, xe, chi tiêu sinh hoạt, học phí của con cái, tiền phụng dưỡng cha mẹ già, tất cả đều là những khoản chi không nhỏ. Nếu gặp trường hợp bị hỏi vay tiền, bạn cũng có thể "kể khổ" rằng bản thân đang gặp khó khăn về tài chính, đang tính vay mượn thêm. Cách này vừa giúp bạn khéo léo từ chối, vừa thể hiện sự đồng cảm với đối phương.
Tuy việc vay mượn tiền là chuyện bình thường nhưng chúng ta không nên vì cả nể mà dễ dàng cho người khác vay tiền. Bởi vì trong xã hội hiện thực, cho vay dễ đòi lại khó. Khi không muốn cho vay, bạn có thể sử dụng bốn câu nói trên để bảo vệ quyền lợi của mình mà không làm mất lòng đối phương.
Tất nhiên, trong một số trường hợp khẩn cấp, nếu đối phương là người bạn tin tưởng, bạn cũng nên giúp đỡ trong khả năng của mình. Đúng như câu nói "Cứu người hiền gặp nạn chứ không cứu người lười". Tuy nhiên, dù quan hệ thân thiết đến đâu cũng nên nhớ viết giấy vay nợ, ghi rõ ngày trả nợ để tránh những rắc rối sau này.
(Theo Sohu)
Đời sống & pháp luật