Bộ trưởng kêu gọi người dân ít tắm để cai nghiện dầu khí Nga nhưng quốc gia này đang "bỏ xó" nguồn năng lượng khổng lồ: Tại sao?
Những trở ngại về chính trị, luật pháp và logistics đang cản trở việc bổ sung khoảng trống năng lượng do chiến sự Ukraine gây ra.
- 20-04-2022Quyết không ‘mờ mắt’ vì giá dầu cao, quốc gia tăng trưởng kinh tế nhanh nhất thế giới từ chối khai thác ‘cơn sóng thần dầu mỏ’ vì một lý do
- 20-04-2022Năng lượng ‘ế’ có thể giúp Nga lách lệnh trừng phạt theo cách không ai ngờ nhất
- 19-04-2022Cuộc khủng hoảng tài chính tồi tệ nhất thế giới ở “Thuỵ Sĩ của Trung Đông”: Cơn bĩ cực mang tên vỡ nợ
- 19-04-2022Lò phản ứng hạt nhân trên… xe tải: Cơ hội ghi điểm cho loại năng lượng bị coi là “đầu độc trái đất”
Vấn đề đặt ra có vẻ tế nhị. Trong bối cảnh các lệnh trừng phạt chống lại Nga có khả năng làm gián đoạn nguồn cung năng lượng của Đức, nghị sĩ Marc Bernhard đặt câu hỏi rằng tại sao Berlin không thể khởi động lại các nhà máy điện hạt nhân bị bỏ xó?
Nghị sĩ đến từ đảng Con đường khác cho nước Đức (AfD) nêu quan điểm tại phiên họp của Quốc hội Đức đầu tháng này: "Nếu chúng ta tái khởi động lại 3 nhà máy đã ngừng hoạt động vào tháng 12 năm ngoái, cùng với 3 nhà máy vẫn đang hoạt động, Đức có thể thay thế toàn bộ than nhập khẩu từ Nga hoặc 30% khí đốt của Nga".
Thủ tướng Đức Olaf Scholz trả lời vị nghị sĩ một cách ngắn gọn: "Nếu thế giới đơn giản như câu hỏi ông đưa ra, thì chúng ta sẽ có một cuộc sống rất tốt đẹp".
Tuy nhiên, nghị sĩ Bernhard không hề đơn độc trong việc nêu ra quan điểm này. Đức đã quyết định loại bỏ dần điện hạt nhân sau thảm hoạ Fukushima của Nhật Bản năm 2011. Các lò phản ứng cuối cùng sẽ đóng cửa vào cuối năm nay.
Nhưng với các biện pháp trừng phạt của EU đang được áp dụng đối với than của Nga và một số yêu cầu cấm vận đối với dầu khí, ngày càng có nhiều lời kêu gọi dùng điện hạt nhân bù đắp cho những khoảng trống năng lượng.
Chính phủ Đức cho biết họ sẽ không thay đổi quan điểm của mình. Đức viện dẫn các lý do về kỹ thuật, nhưng lý do lớn nhất có thể phát xuất từ chính trị, đặc biệt là đối với đảng Xanh là những người kiểm soát Bộ Kinh tế.
Mặc dù ý tưởng tái khởi động nhà máy điện hạt nhân hấp dẫn với những người ủng hộ nó, các bộ trưởng và nhà phân tích cho rằng việc quay trở lại với hạt nhân trên thực tế phức tạp hơn nhiều.
Ảnh: DPA
Liệu một cuộc tái khởi động năng lượng hạt nhân có giải quyết được tình trạng khủng hoảng năng lượng đang tồn tại ở Đức?
Đức phụ thuộc đặc biệt nhiều vào khí đốt của Nga trong hoạt động sưởi ấm và sản xuất. Tuy nhiên, điện hạt nhân lại không đóng vai trò gì nhiều. Ba nhà máy điện hạt nhân đang hoạt động là Isar 2, Emsland và Neckarwestheim 2 không đóng góp nhiều cho sự cân bằng năng lượng của Đức. Chúng chỉ có công suất 4,3 gigawatt và cung cấp trung bình khoảng 30 terawatt/h mỗi năm, chiếm 5% tổng sản lượng điện của Đức.
Một quan chức Đức cho biết, một số trang trại gió ở Đức thậm chí còn có công suất lớn hơn 4,3 gigawatt.
Bên cạnh đó, những khó khăn pháp lý trong việc kéo dài vòng đời hoạt động của nhà máy cũng là một rào cản. Bất kỳ quyết định nào cũng cần phải có đánh giá rủi ro toàn diện. Theo chính phủ, những rủi ro liên quan đến năng lượng hạt nhân ngày một tăng lên.
Cơ sở hạ tầng của nhà máy điện hạt nhân đang đối mặt với các cuộc tấn công mạng nguy hiểm. Cuộc chiến ở Ukraine với việc lực lượng Nga bắn vào nhà máy điện hạt nhân Zaporizhzhia và việc cung cấp điện cho nhà máy Chernobyl bị gián đoạn cho thấy những rủi ro mà năng lượng hạt nhân phải đối mặt.
Hơn nữa, các nhà máy điện hạt nhân cũng cần đến nguồn cung nhiên liệu. Chính phủ cho biết 3 nhà máy hiện tại chỉ có đủ thanh nhiên liệu uranium mới để hoạt động đến cuối năm.
Theo Eurostat, các thanh nhiên liệu mới sẽ mất từ 12-15 tháng để sản xuất và sớm nhất sẽ phải đến mùa hè năm 2023 mới sẵn sàng. Nga cũng là nhà cung cấp uranium lớn thứ hai cho các nhà máy hạt nhân của EU.
Và để đi vào hoạt động trở lại, các nhà máy điện hạt nhân sẽ cần giấy phép mới. Chính phủ cho biết 3 nhà máy điện hạt nhân được kiểm tra lần cuối vào năm 2009. Vì vậy, những nhà máy này sẽ cần có giấy phép hoạt động mới. Điều này có thể tạo ra nhu cầu đầu tư lớn vào công nghệ an toàn.
Quan điểm của các công ty về việc kéo dài vòng đời hoạt động của các nhà máy là gì?
Các công ty nói rõ ràng rằng họ không muốn tiếp tục phát triển các nhà máy điện hạt nhân. Frank Mastiaux, CEO của EnBW, công ty điều hành Neckarwestheim 2, nói với FT rằng không thể kéo dài vòng đời của nhà máy chỉ sau một vài tuần. Hơn nữa, họ không có một khuôn khổ pháp lý nào để vận hành nhà máy vào năm 2023. Điều này nằm ngoài tầm kiểm soát của họ.
Eon, công ty vận hành Isar 2, cũng có quan điểm tương tự. CEO Leo Birnbaum cho biết: "Hạt nhân không có tương lai ở Đức. Điều đó là quá cảm tính. Luật pháp và quan điểm sẽ không thay đổi".
Tham khảo: FT