Cựu CEO John Sculley tiết lộ bài học đắt giá về thành công mà ông lĩnh hội được từ Steve Jobs và Bill Gates
Khám phá và làm việc hướng tới một mục đích giờ đây đã trở nên quan trọng hơn bao giờ hết với Sculley. Lý do là bởi vì ông nhận ra rằng tốc độ thay đổi ngày càng tăng và do đó, cách làm việc cũng phải thay đổi.
- 08-06-2019Cuộc sống chỉ mang đến 10% cơ hội, 90% còn lại là cách bạn phản ứng với nó: Buông bỏ 3 thứ, khắc ghi 4 điều, vạch đích sẽ ở ngay trước mặt sớm thôi!
- 07-06-2019Con đường trở thành triệu phú sẽ dễ dàng hơn nếu bạn nắm được 10 quy tắc này khi còn trẻ: Lúc nhiều năng lượng, không có gì để mất nhưng ít sự phụ thuộc thì nhất định phải làm
- 07-06-2019Dậy sớm từ 4h sáng như CEO Apple, Pepsi... cũng chẳng khiến bạn tài giỏi như họ: Đến Warren Buffett còn làm theo nguyên tắc hàng đầu này, sao bạn có thể quên?
Ông John Sculley hiện tại 77 tuổi là Chủ tịch kiêm đồng nhà sáng lập OBI Worldphone – tân binh smartphone có thiết kế kiểu dáng như lai giữa iPhone và Lumia đang nhắm đến thị trường mới nổi - được truyền thông nhấn mạnh với vai trò là cựu CEO Apple. Đặc biệt hơn, trước khi đầu quân cho gã khổng lồ Apple, ông là một chủ tịch và CEO trẻ nhất mà Pepsi Co từng có.
Hầu như chẳng có công thức nào để tạo nên thành công trong thế giới này. Nhưng cơ hội tốt nhất để bạn có thể đạt được nó đó là theo đuổi một cuộc sống có mục đích. Đó là lời chia sẻ của John Sculley - cựu CEO của Apple gửi tới cho sinh viên tốt nghiệp Đại học Thomas Jefferson ở Philadelphia.
Sculley đã kêu gọi những người trẻ tuổi để ý đến một bài học mà ông đã lĩnh hội được từ các huyền thoại công nghệ là Steve Jobs và Bill Gates khoảng 40 năm về trước.
Sculley nói rằng lần đầu tiên ông tìm ra mục đích cho cuộc sống của mình là vào những năm 1980. Vào thời điểm đó, cả Jobs và Gates đều đang theo đuổi những sứ mệnh cao cả của riêng mình về việc trao quyền cho mọi người thông qua công nghệ.
Sculley nhớ lại: "Sứ mệnh cao cả" là khái niệm mà tôi chưa từng nghe thấy trước đây. Tuy nhiên, mọi chuyện bắt đầu vào năm 1982 khi Steve chiêu mộ tôi về làm CEO cho Apple, bởi Steve tin rằng công ty lúc đó cần phải hiểu rõ và phục vụ người tiêu dùng tốt hơn nếu muốn thay đổi thế giới. Nhiều người cho rằng không có lý do gì để tôi bỏ chiếc ghế chủ tịch Pepsi Co để “nhập bọn” cùng các tay lập trình viên trẻ tuổi ở bờ Tây. Nhưng ai cũng biết Steve đã hỏi một câu mà khiến tôi nhận ra đây chính là cơ hội lớn nhất đời mình để học và nâng mình lên tầm cao mới: “Anh có muốn bán nước đường suốt cả đời không? Hay là đi cùng tôi và thay đổi cả thế giới?”
Sculley cho biết, nếu hiện tại bạn là một người trẻ đang gia nhập lực lượng lao động, bạn đang sống trong giai đoạn cấp số nhân, mọi thứ không ngừng thay đổi và tạo ra những điều mới. Trong khi đó trước đây, mọi người sẽ chỉ ngồi một chỗ đề cập đến tính chất hoạt động cũ của công việc.
Ngày nay, theo đuổi một cuộc sống có mục đích là một điều hoàn toàn có thể. Đó là một cách tiếp cận dễ dàng hơn để làm việc trong môi trường kinh doanh lập nghiệp, tưởng tượng và thực hiện những ý tưởng mới, bất kể bạn đang đứng ở vị trí nào trong sự nghiệp của mình.
Steve Jobs và John Sculley.
Đi tìm mục đích
Tất nhiên, việc tìm kiếm mục đích là một điều không dễ thực hiện như cách chúng ta thường nói, đặc biệt đối với những người trẻ mới ra trường, non nớt kinh nghiệm và đứng trước nhiều ngã rẽ của sự nghiệp.
Chính vì thế, Sculley đề nghị mọi người nên mài giũa các đặc điểm phù hợp để đạt được điều đó. Nói rõ hơn, bạn nên nắm giữ một niềm đam mê khám phá vô tận về thế giới và mở rộng tâm trí tới những cơ hội vô tận mà niềm đam mê mang lại.
Đây là những đặc điểm mà Sculley đã cố gắng nắm lấy khi ông còn là CEO của Apple trong những năm 1983 đến 1993, và trong vai trò hiện tại là một nhà đầu tư công nghệ và cố vấn doanh nhân.
Đó cũng là những kỹ năng mà ông nhìn thấy ở CEO Satya Nadella, người kế vị của huyền thoại công nghệ Bill Gates. "Ông ấy là một người biết lắng nghe và có một suy nghĩ cởi mở".
Tuy nhiên, Sculley cũng khuyên bạn không nên lo lắng nếu chưa thể tìm ra mục đích sống cho riêng mình hoặc đang phải đối mặt với những vấp ngã trên con đường mình đang đi.
Có một ranh giới mong manh giữa thành công và thất bại. Khi ai đó thành công, điều đó không có nghĩa là họ khác biệt hoàn toàn với những người còn lại. Nói cách khác, thất bại cũng rất quan trọng trong sự phát triển của một con người.
CNBC