Cựu hiệu trưởng Đại học TOP 1 Trung Quốc cảnh báo: Nuôi dạy sai cách chỉ tạo ra những đứa trẻ "có vẻ thông minh", nhưng lại khó thành công sau này
Tất cả những kiến thức tích lũy trong suốt nhiều năm chỉ nằm lại trong sách vở. Khi gấp sách lại, kiến thức xã hội bằng 0, kỹ năng giao tiếp bằng 0, thế hệ trẻ “có vẻ thông minh” sẽ phải chật vật khi đương đầu với thực tế.
- 07-08-2021Top 10 vận động viên Olympic giàu nhất thế giới: Roger Federer sở hữu 450 triệu USD cũng chỉ đứng thứ 4, người đứng thứ 1 gây bất ngờ lớn - là cái tên không phải ai cũng biết
- 05-08-2021Có câu "tiền không mua được sức khỏe" nhưng có 3 vị tỷ phú lừng lẫy thế giới từng dùng rất nhiều tiền để cứu mạng của bản thân không ít lần: Con số lên tới hàng nghìn tỷ đồng!
- 04-08-2021Cuộc chiến giành người của các "ông trùm công nghệ" Trung Quốc: Lương lên tới 3,5 tỷ đồng/năm, thưởng nóng bằng cổ tức, tặng luôn cả nhà để mong "rước" được nhân tài
Cựu hiệu trưởng Trần Cát Ninh của Đại học Thanh Hoa (Trung Quốc), cơ sở giáo dục đại học tốt nhất châu Á năm 2021 theo xếp hạng của Times Higher Education (THE), từng thẳng thắn nhận xét rằng:
Hiện nay trong khuôn viên trường Thanh Hoa có rất nhiều "học sinh loại A", tức là những học sinh có rất nhiều điểm A trong các môn học khác nhau, thể hiện năng lực học tập xuất sắc. Đây là tuýp học sinh rất được giáo viên và phụ huynh ưa thích. Rất nhiều phụ huynh cố gắng ép con mình để có vẻ ngoan ngoãn, thông minh giống như vậy. Xét cho cùng, trong mắt mọi người, học sinh nào đạt nhiều điểm A trong mọi môn học thì chính là những học sinh hoàn hảo.
Tuy nhiên, khi bước ra ngoài xã hội, khả năng thích ứng của nhóm học sinh, sinh viên này không hề cao. Ngược lại không ít em chẳng mấy khi được 100 điểm nhưng lại có khả năng hòa nhập cao. Kiểu sinh viên này dễ thành công hơn, tương lai cũng rộng mở hơn.
Theo cách nói của ông Trần, kiểu sinh viên thứ nhất là kiểu "thông minh giả". Một phần nguyên nhân đến từ tâm lý chạy theo điểm số đã ăn sâu vào tâm trí các bậc phụ huynh bao đời nay, từ đó cũng ảnh hưởng tới con trẻ.
Hệ lụy của việc luôn cố gắng khiến con thông minh hơn (theo kiểu điểm số) là đánh mất cơ hội để rèn luyện những giá trị thiết thực khác như kỹ năng tư duy, cách đối mặt với các khó khăn, thử thách và biết chấp nhận rủi ro, thất bại.
Rất nhiều "học sinh loại A" chỉ là "thông minh giả". Ảnh: aboluowang
Những đứa trẻ thiên về điểm số sẽ dần xuất hiện những biểu hiện sau đây:
01. Làm theo các quy tắc một cách rập khuôn
Dựa theo những quy tắc sẵn có, con trẻ có thể hoàn thành tốt nhiệm vụ mà các giáo viên và phụ huynh đặt ra, cũng thể hiện sự ngoan ngoãn, nghe lời mà nhiều gia đình tự hào.
Nhưng nếu có vấn đề phát sinh, trẻ thường thể hiện rõ sự lúng túng, không biết phải làm gì và chỉ trông chờ, ỷ lại vào người lớn. Việc tư duy theo quy tắc có sẵn lâu dần sẽ tạo thành thói quen, khiến năng lực tưởng tượng, sáng tạo ban đầu của trẻ bị “nuốt chửng”.
02. Trẻ chỉ giỏi học, không giỏi giao tiếp
Có những học sinh rất giỏi các môn xã hội như Văn hay Anh, nhận vô số điểm 10 trên trường lớp nhưng khi bước ra ngoài xã hội thực tế lại không nói nổi nên lời. Cho dù “múa bút thành thơ” nhưng gặp người lạ thì không dám giao tiếp. Cho dù ngữ pháp và từ vựng ngoại ngữ đều thuộc làu làu nhưng gặp người nước ngoài thì “im như ngậm hột thị”.
Tất cả những kiến thức tích lũy trong suốt nhiều năm chỉ nằm lại trong sách vở. Khi gấp sách lại, kiến thức xã hội bằng 0, kỹ năng giao tiếp bằng 0, các em nhất định sẽ gặp vô vàn khó khăn và rắc rối trong cuộc sống sau này.
03. Có vẻ chăm chỉ nhưng rất dễ xao nhãng
Có không ít người chỉ coi việc học như một thói quen, một hành động bắt buộc phải làm, không nhận thức tầm quan trọng và giá trị trong đó để sinh ra niềm yêu thích hay say mê. Như vậy, bản thân những người này rất dễ để tâm trí xao nhãng, không tập trung 100% vào những gì đang làm.
Chính vì lý do đó, nhiều phụ huynh thắc mắc, tại sao khi còn nhỏ, con cái rất thông minh, học hành giỏi giang nhưng càng trưởng thành thì thành tích càng trở nên bình thường, dù vẫn dành nhiều thời gian để học tập chăm chỉ.
Năng lực tập trung đóng vai trò rất quan trọng, giúp con cái thay đổi thói quen và hiệu quả trong học tập. Ảnh: aboluowang
Kịp thời thay đổi phương pháp nuôi dạy ban đầu
Để thoát khỏi tình trạng này, cha mẹ phải thay đổi từ căn nguyên gốc rễ, đó chính là phương pháp nuôi dạy ban đầu. Con trẻ chỉ có thể phát triển toàn diện cả về tâm lý và tư duy khi các phụ huynh nhận thức những điều quan trọng sau đây:
Thứ nhất, cần tôn trọng trẻ, để trẻ bày tỏ ý kiến nhiều hơn và kích thích khả năng tư duy độc lập của trẻ. Cảm giác tự chủ của trẻ sẽ liên quan mật thiết đến năng lực học tập trong tương lai.
Nếu ý thức tự chủ kém sẽ làm giảm khả năng phân tích chủ quan khi phải ứng phó với thách thức, khó khăn bất ngờ. Khi không có tư duy cá nhân thì học giỏi thôi là chưa đủ để đạt tới thành công.
Thứ hai, dạy cho con hiểu về sai lầm và thất bại trong cuộc sống, cũng như khó khăn là điều mà ai cũng phải đối mặt dù sớm hay muộn.
Dám làm, dám sai là con đường để trẻ không ngừng tò mò, sáng tạo với thế giới xung quanh, đồng thời liên tục tích lũy kinh nghiệm, nâng cao nhận thức của bản thân. Những gì mà trẻ tự trải nghiệm sẽ dễ hiểu và dễ nhớ hơn gấp chục lần so với việc được dạy dỗ bằng lý thuyết sách vở.
Thứ ba, trau dồi khả năng tập trung cũng đóng vai trò quan trọng. Sự tập trung có thể trực tiếp thay đổi thói quen và hiệu quả trong mọi lĩnh vực, từ học tập tới đời sống, trong cả sự nghiệp và tiềm năng phát triển sau này.