MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Cựu Ngoại trưởng Mỹ Henry Kissinger: "Thương chiến Mỹ - Trung còn tồi tệ hơn cả... Thế chiến!"

26-11-2019 - 10:18 AM | Tài chính quốc tế

Đáng chú ý là những lời nhận xét của cựu chính trị gia 96 tuổi này được đưa ra khi Mỹ và Trung Quốc đang đàm phán để đạt được một thỏa thuận thương mại.

Phát biểu tại Diễn đàn kinh tế mới do Bloomberg tổ chức ở Bắc Kinh vào hôm thứ Năm vừa qua, Henry Kissinger, cựu Ngoại trưởng Mỹ đã cảnh báo rằng hậu quả từ sự bế tắc ngày càng tăng trong mối quan hệ kinh tế giữa Mỹ và Trung Quốc có thể gây ra những rủi ro lớn hơn cả một cuộc chiến tranh thế giới.

Sau khi lưu ý "chúng ta vẫn đang ở xuất phát điểm của một cuộc chiến tranh lạnh", ông Kissinger cho rằng căng thẳng thương mại leo thang có thể gây nguy hiểm cho sức mạnh toàn cầu của Mỹ, đồng thời nói thêm: "Nếu xung đột được phép phát triển và không bị chế ngự, thì kết quả có thể thậm chí còn tồi tệ hơn những gì đã diễn ra ở châu Âu", với ngụ ý về những nguy hiểm của Thế chiến thứ nhất.

Thỏa thuận thương mại phải mở rộng thành các cuộc thảo luận chính trị

Đáng chú ý là những lời nhận xét của cựu chính trị gia 96 tuổi này được đưa ra khi Mỹ và Trung Quốc đang đàm phán để đạt được một thỏa thuận thương mại.

Bản tin của Fox cho biết ông Kissinger lưu ý cách mà Thế chiến thứ nhất nổ ra chỉ từ một cuộc khủng hoảng tương đối nhỏ. Giờ đây, các vũ khí đó đã mạnh hơn, ông cảnh báo.

"Mọi người đều biết rằng các cuộc đàm phán thương mại, mà tôi hy vọng sẽ thành công và ủng hộ thành công đó, có thể chỉ là một khởi đầu nhỏ cho một cuộc thảo luận chính trị mà tôi hy vọng sẽ diễn ra", ông Kissinger nói thêm.

Tổng thống Donald Trump đã áp thuế trừng phạt đối với hàng xuất khẩu của Trung Quốc khoảng 18 tháng trước, với lý do là Bắc Kinh đã có những hành động không công bằng trong thương mại và công nghệ. Kể từ đó, cả hai bên đã áp dụng thuế quan đối với hàng xuất khẩu trị giá hàng tỷ USD của nhau, gây ảnh hưởng đến nông dân và nhà sản xuất.

Bộ thuế quan mới của Trump, dự kiến sẽ có hiệu lực từ ngày 15/12 đối với 160 tỷ USD xuất khẩu của Trung Quốc sang Mỹ và sẽ bao gồm các mặt hàng tiêu dùng và đồ điện tử như điện thoại thông minh và máy tính xách tay.

Kissinger cho biết quan điểm của ông là tầm nhìn phát triển quốc gia của các nhà lãnh đạo Trung Quốc không hoàn toàn khác biệt với Mỹ, vì nó là về vấn đề làm cho Trung Quốc trở nên mạnh mẽ nhiều hơn.

Một thỏa thuận thương mại hời hợt sẽ không giúp được gì

Trong khi đó, các bản tin cho biết hy vọng về một thỏa thuận thương mại tạm thời giữa Mỹ và Trung Quốc vẫn còn sáng sủa. Vào hôm thứ Sáu vừa qua, Chủ tịch Tập Cận Bình cho biết rằng ông ủng hộ một thỏa thuận dựa trên "sự bình đẳng và tôn trọng lẫn nhau".

Tuy nhiên, một số chuyên gia thương mại cảnh báo rằng một thỏa thuận hời hợt sẽ không tạo ra được sự khác biệt lớn trong thực tế cơ bản liên quan đến những căng thẳng thương mại.

"Khi tôi nhìn vào bản chất của thỏa thuận giai đoạn một đó, có vẻ như chúng ta vừa mới thoát ra khỏi một cái hố mà chúng ta tự đào", Anja Manuel, đồng quản lý tại công ty tư vấn quốc tế RiceHadleyGates, lưu ý.

Bản tin của CNN dẫn lời bà Manuel rằng những giao kèo nhằm rút lại một số thuế quan và nối lại hoạt động kinh doanh các sản phẩm nông nghiệp trong thỏa thuận giai đoạn một đó "hiện không thay đổi được tình hình".

Bà nói rằng cho đến khi những tiến triển có ý nghĩa được thực hiện thì các công ty sẽ "chuẩn bị chịu đựng một điều gì đó tồi tệ" và đầu tư ít hơn, và điều đó sẽ giống như là "hãm phanh đối với nền kinh tế toàn cầu".

Trong khi đó, nhà cựu đàm phán thương mại thời Tổng thống Bill Clinton, Charlene Barshefsky, cáo buộc Bắc Kinh đã chuyển đổi "từ nhiều thập niên mở cửa thị trường và cải cách sang chủ nghĩa trọng thương".

Thanh Hải

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên