Cứu sống cô gái trẻ sau 3 ngày tim "ngừng đập", bác sĩ chỉ ra nguyên nhân là do thói quen sinh hoạt của cô, rất nhiều người trẻ cũng có thói quen đó
Điện tâm đồ không thể ghi nhận nhịp tim, nhưng Tiểu Hoa vẫn có thể duy trì sự sống kì diệu nhờ kỹ thuật hỗ trợ tim phổi nhân tạo (ECMO)
- 20-07-20205 dấu hiệu chỉ phụ nữ mới có nếu mắc bệnh tim: Dù rất giống bệnh vặt nhưng càng lâu cơ hội cứu chữa càng thấp
- 20-07-2020Câu trả lời trúng tim đen: Cho bạn 10 tỷ, bạn có thể vẫn chỉ là một người nghèo!
- 16-07-2020Cơ thể xuất hiện "1 tím, 2 yếu, 3 nhiều": tim bạn có thể đang gặp vấn đề, nên áp dụng ngay 3 nguyên tắc giúp nuôi dưỡng trái tim
Tối ngày 9/6, Tiểu Hoa (23 tuổi) sống tại tỉnh Thiểm Tây, Trung Quốc, nhập viện trong tình trạng thần trí không tỉnh táo, buồn nôn, rối loạn nhịp tim, không đo được huyết áp, nhiệt độ cơ thể liên tục giảm.
Bác sĩ Quách Vạn Cương, bệnh viện Tangdu Hospital, cho biết: "Bệnh nhân được chẩn đoán mắc bệnh viêm cơ tim . Theo kinh nghiệm lâm sàng, tôi quyết định sử dụng phương pháp cứu chữa bằng kỹ thuật hỗ trợ tim phổi nhân tạo (ECMO), đồng thời liên hệ với khoa hô hấp, khoa gây mê gồm 20 nhân viên y tế cố gắng cứu chữa bệnh nhân".
Đội ngũ nhân viên y tế cố gắng cứu chữa bệnh nhân.
Sau khi sử dụng kỹ thuật hỗ trợ tim phổi nhân tạo (ECMO), huyết áp của Tiểu Hoa đã ổn định và hồi phục ý thức. Không ngờ, nửa tiếng sau, y tá phát hiện điện tâm đồ thể hiện số liệu bằng 0, không có âm thanh đo nhịp tim, hóa ra, tim của Tiểu Hoa đã ngừng đập.
Điện tâm đồ không thể ghi nhận nhịp tim, nhưng Tiểu Hoa vẫn có thể duy trì sự sống kì diệu nhờ kỹ thuật hỗ trợ tim phổi nhân tạo (ECMO), thậm chí bệnh nhân vẫn tỉnh táo hỏi bác sĩ: "Tim của tôi ngừng đập rồi à?". Sau khi đội ngũ y tế cung cấp các phương pháp điều trị như chống huyết khối, chống virus, chống nhiễm trùng, tim của Tiểu Hoa đã phục hồi sau ba ngày ngừng đập.
Tiểu Hoa vẫn có thể duy trì sự sống kì diệu nhờ kỹ thuật hỗ trợ phổi nhân tạo (ECMO)
Sau khi tình trạng được cải thiện, Tiểu Hoa đã ngừng sử dụng kỹ thuật hỗ trợ tim phổi nhân tạo (ECMO), trải qua hơn 20 ngày chống virus, điều trị phục hồi chức năng tim, Tiểu Hoa ngừng phụ thuộc thuốc kháng sinh, thuốc co mạch và cô có thể tự đi lại trong phòng bệnh.
Bác sĩ Quách Vạn Cương cho biết: "Tìm hiểu thói quen sinh hoạt của người bệnh, nguyên nhân chủ yếu khiến bệnh nhân mắc bệnh là thói quen thức khuya khiến hệ miễn dịch suy giảm, dễ cảm lạnh, khi trạng thái cơ thể không khỏe sẽ gây ra bệnh viêm cơ tim".
Viêm cơ tim là tình trạng viêm các tế bào cơ tim, có thể cục bộ hoặc lan tỏa do tác nhân nhiễm trùng (virus, vi khuẩn, nấm…) hoặc tác nhân không nhiễm trùng.
Bệnh viêm cơ tim có nguy hiểm không?
Viêm cơ tim có thể không gây ảnh hưởng gì cho đến gây ảnh hưởng rất nặng nề, thậm chí nguy hiểm đến tính mạng. Viêm cơ tim có thể ảnh hưởng đến bộ máy phát nhịp, gây ra các rối loạn nhịp nguy hiểm, khó khống chế, viêm cơ tim có thể gây suy tim cấp thậm chí sốc tim, gây bệnh cơ tim giãn suy tim mạn tính sau này.
Triệu chứng bệnh viêm cơ tim
Triệu chứng viêm cơ tim có thể từ nhẹ đến rất nặng.
Các triệu chứng thường gặp của viêm cơ tim:
Dấu hiệu của nhiễm trùng: sốt, cảm cúm, đau mình mẩy…
Đau ngực.
Khó thở tùy mức độ suy tim.
Các rối loạn nhịp tim: ngoại tâm thu, nhịp nhanh thất…
Trường hợp nặng có dấu hiệu của sốc tim: huyết áp tụt, chân tay lạnh, tiểu ít, khó thở liên tục, có thể phù phổi cấp.
Phòng ngừa bệnh viêm cơ tim
Hạn chế tiếp xúc với những người nhiễm virus, nhiễm cúm, hoặc có phương tiện bảo vệ khi tiếp xúc.
Vệ sinh đặc biệt vệ sinh tay sạch sẽ.
Tiêm một số vacxin phòng bệnh: vacxin cúm, viêm gan B,…
Theo Ettoday
Trí thức trẻ