'Cứu tinh' từ Campuchia giúp Việt Nam thống trị toàn cầu ngành hàng này: Xuất khẩu thu gần 4 tỷ USD, người Mỹ ngày càng ưa chuộng
Việt Nam đã thu về gần 3 tỷ USD từ xuất khẩu mặt hàng này tính đến tháng 10.
- 21-11-2023Mặt hàng có giá trị xuất khẩu cao nhất sang Nga: Được hơn 1/3 thế giới ưa chuộng, Việt Nam đứng top 3 toàn cầu
- 21-11-2023Một mặt hàng của Việt Nam đang ‘hốt bạc’ từ Trung Quốc: Trở thành vị cứu tinh khiến láng giềng phụ thuộc, gia nhập câu lạc bộ tỷ đô sau 10 tháng
- 18-11-2023Loại củ ‘vàng dưới vườn nhà' của Việt Nam được Mỹ, Úc ráo riết săn lùng: Giá có lúc gần 1 triệu/kg, xuất khẩu tăng nóng hơn 200%
Theo số liệu thống kê sơ bộ của Tổng cục Hải quan, nhập khẩu hạt điều của Việt Nam đạt 194.975 tấn với trị giá hơn 198 triệu USD, giảm 22,7% về lượng và giảm 21% về trị giá so với tháng trước đó. Tính chung trong 10 tháng đầu năm nay, nhập khẩu hạt điều của nước ta đạt hơn 2,5 triệu tấn với trị giá hơn 2,9 tỷ USD, tăng mạnh 44,8% về lượng và tăng 17,9% về trị giá so với cùng kỳ năm 2022.
Giá nhập khẩu đã ghi nhận xu hướng giảm mạnh, đạt 1.162 USD/tấn, giảm 18,7% so với 10 tháng đầu năm 2022.
Trong số các thị trường, Campuchia là nhà cung cấp lớn nhất của ngành điều Việt Nam. Cụ thể trong 10 tháng đầu năm, nước ta đã nhập khẩu từ quốc gia láng giềng 611.446 tấn với trị giá hơn 832 triệu USD, giảm 13,6% về lượng và giảm 23% về trị giá so với cùng kỳ.
Đáng nói, dù kim ngạch nhập khẩu giảm nhẹ nhưng giá nhập khẩu hạt điều từ Campuchia đang ở mức cực hấp dẫn, đạt 1.363 USD/tấn, giảm 11% so với cùng kỳ năm 2022.
Bên cạnh Campuchia, Việt Nam cũng nhập khẩu hạt điều từ các quốc gia khác như Bờ Biển Ngà, Gana, Nigeria,…
Ngành điều nước có giá trị xuất khẩu khoảng 3,5 - 3,8 tỷ USD/năm, dẫn đầu toàn cầu về sản xuất. Tuy nhiên hiện diện tích trồng điều của Việt Nam chỉ khoảng 300.000 ha, đủ cung cấp khoảng 30% nguyên liệu cho nhu cầu chế biến của doanh nghiệp trong nước.
Hạt điều thô Campuchia là một trong những nguồn cung cấp chính cho hoạt động chế biến hạt điều của Việt Nam.
Theo số liệu thống kê của Hiệp hội Điều Việt Nam (Vinacas), năm ngoái Việt Nam nhập khẩu khoảng 1,9 triệu tấn điều thô với giá bình quân 1.400 USD/tấn. Các doanh nghiệp địa phương đã chi khoảng 2,66 tỷ USD để nhập khẩu nguyên liệu thô.
Ở chiều ngược lại, trong 10 tháng đầu năm nay, Việt Nam đã xuất khẩu 516.868 tấn hạt điều với trị giá thu về hơn 2,9 tỷ USD, tăng mạnh 21,8% về lượng và tăng 15,9% về trị giá so với cùng kỳ năm 2022, trong đó Mỹ là thị trường lớn nhất của hạt điều Việt Nam và người dân xứ cờ hoa vô cùng ưa chuộng.
Tờ Nikkei Asia cho hay, hạt điều là một sản phẩm chủ lực của Việt Nam và có tiềm năng lớn trên thế giới. Theo Tổ chức Nông lương Liên hợp quốc, vào năm 2018, Việt Nam sản xuất khoảng 2,66 triệu tấn hạt điều, tăng 23% so với năm 2017. Con số này gấp 3,4 lần so với Ấn Độ, nhà sản xuất lớn thứ hai thế giới với sản lượng 790.000 tấn, điều đó khiến Việt Nam "hiển nhiên" trở thành "vua hạt điều" của thế giới.
Theo các chuyên gia, bước sang năm 2023, ngành điều Việt Nam đối diện với nhiều khó khăn, phần lớn đến từ yếu tố khách quan như: Khủng hoảng địa chính trị; chính sách thắt chặt tiền tệ của các ngân hàng trung ương, lạm phát toàn cầu, sức mua tại các thị trường trọng điểm thấp, người tiêu dùng toàn cầu giảm chi tiêu… Bởi vậy Vinacas đề nghị điều chỉnh chỉ tiêu xuất khẩu năm 2023 ở mức 3,1 tỷ USD, tức chỉ tăng khoảng 30 triệu USD so với năm 2022.
Nhịp sống thị trường