Da đang láng mịn bỗng “mọc ra” 3 thay đổi bất thường này, hãy đi khám ngay bởi đó là dấu hiệu tế bào ung thư đang xâm lấn cơ thể
Da là bộ phận nằm ngoài nên một khi cơ thể bắt đầu mắc bệnh, nó sẽ lộ rõ những dấu hiệu cảnh báo sức khỏe đang dần suy yếu, thậm chí là cả nhiều loại ung thư nguy hiểm bậc nhất.
- 20-06-2020Tầm soát ung thư rất quan trọng: Mỹ khuyến cáo cách sàng lọc 5 bệnh ung thư phụ nữ hay gặp
- 20-06-2020Các chất gây ung thư "cực mạnh" có trong thực phẩm được chuyên gia đầu ngành khuyến cáo: Ẩn nấp rất nhiều trong các món mà chúng ta hay ăn
- 19-06-2020Thuốc lá chứa hơn 100 chất độc, 50 chất gây ung thư: 3 dấu hiệu cho thấy bạn có thể mắc ung thư phổi
Ung thư hiện là một căn bệnh chưa có thuốc chữa nhưng lại đang tăng mạnh từng ngày. Theo Tổ chức Y tế Thế giới WHO thống kê, mỗi năm trên thế giới có thêm 14,1 triệu ca bệnh mới, trong đó số người tử vong đã hơn 8,8 triệu.
Vậy nên việc nhận biết dấu hiệu ung thư để đi khám sớm luôn là việc cần thiết, nhất là những thay đổi bất thường trên da. Theo các chuyên gia, da là một cơ quan nằm ngoài nên nếu cơ thể xảy ra chuyện gì, nó cũng ít nhiều phản ứng theo cách riêng, cụ thể là 3 dấu hiệu rõ nét khi các tế bào ung thư bắt đầu phát triển:
1. Da phát ban đỏ
Phát ban có thể là tình trạng bình thường với một số người, nhất là khi thời tiết đột ngột nóng bức. Tuy nhiên nếu tình trạng phát ban đến đỏ sẫm cả da, sờ vào không đau không rát thì rất có thể là dấu hiệu của ung thư nội tạng hoặc ung thư da di căn.
Da phát ban tuy là chuyện thường trong mùa nắng, nhưng nếu mãi không khỏi thì có thể là bệnh ung thư.
Triệu chứng điển hình nhất của ung thư da di căn là phát ban đỏ cả một mảng lớn trên da. Ngoài ra nó còn xuất hiện nốt sần và phần da ở sẽ chuyển thành màu nâu đen hoặc đỏ tía, đường kính khoảng 3cm và sờ vào thấy rất cứng.
Ở phụ nữ, da bắt đầu phát ban có thể là dấu hiệu của ung thư ruột kết, ung thư buồng trứng, ung thư cổ tử cung và ung thư vú . Trong khi nam giới có thể là ung thư tế bào vảy miệng, ung thư gan và ung thư phổi. Thế nên nếu da phát ban mãi không lặn thì hãy đi khám ngay.
2. Mọc nốt ruồi đen
Nốt ruồi xuất hiện trên cơ thể đa phần là hiện tượng bình thường. Tuy nhiên vẫn có một số loại, thoạt nhìn như lành tính nhưng đó lại là khối u ác tính của da. Trong đó, ung thư hắc tố - một trong những loại ung thư da nguy hiểm nhất, thường xuất phát từ một nốt ruồi lành hay mảng sắc tố bất thường bẩm sinh.
Cho đến nay, nguyên nhân khiến da xuất hiện khối u ác tính này vẫn chưa được làm rõ, nhưng nhìn chung nó có liên quan đến di truyền và môi trường. Có thể là ảnh hưởng của ánh sáng mặt trời, hoặc do sự thay đổi về nồng độ hormone trong thời kỳ mãn kinh ở phụ nữ gây nên.
Nốt ruồi ác tính luôn là nguyên nhân gây ung thư da hoặc là dấu hiệu của các loại ung thư khác.
Nguy hiểm hơn, nếu nốt ruồi mọc ở những nơi như mắt cá chân, ngón chân, lòng bàn tay… thì hãy cảnh giác với nguy cơ mắc ung thư. Bởi ở những vị trí này bạn luôn phải cọ sát thường xuyên, khiến khối u bị tổn thương và tiến triển thành ung thư. Một khi nốt ruồi đen ngày càng loét nặng, chảy máu và không thể lành lại thì hãy đi khám càng sớm càng tốt.
3. Ngứa không thể chịu được
Như đã nói, da là cơ quan lớn nhất của cơ thể và cũng là hàng rào phòng thủ đầu tiên của con người. Một khi nội tạng bắt đầu có bệnh, chính da sẽ là nơi "lên tiếng" đầu tiên. Đặc biệt là khi tế bào ung thư bắt đầu phát triển thì da sẽ trở nên ngứa trầm trọng, bệnh càng nặng thì phạm vi ngứa càng nhiều.
Cụ thể, khi cơ thể bắt đầu mắc ung thư thì các tế bào ung thư sẽ sinh ra histamine cùng các hoạt chất sinh học phá vỡ axit. Hai chất này sẽ theo tuần hoàn máu đến da, sau đó kích thích da thông qua các dây thần kinh và gây mẩn ngứa . Một vài loại như ung thư trực tràng, ung thư cơ quan sinh sản, ung thư hạch, ung thư tuyến tụy… đều gây ngứa trên khắp cơ thể.
Tóm lại, nếu bạn ngày càng ngứa không phải do các yếu tố bên ngoài như dị ứng thuốc hay kích ứng, dù có uống thuốc chống ngứa cũng không hết… thì hãy đến gặp bác sĩ để chẩn đoán những bất thường trong cơ thể.
Theo QQ
Nhịp sống Việt