Đã đến lúc 'bắt đáy' bất động sản?
Đã qua 1 tháng của năm 2023, nhưng giao dịch bất động sản vẫn khá trầm lắng. Một trong những khó khăn chính là dòng tiền cho lĩnh vực này. Câu hỏi đặt ra: đây đã phải là thời điểm “bắt đáy” bất động sản?
- 02-02-2023ChatGPT - AI thông minh nhất thế giới trả lời thế nào với câu hỏi "khi nào sốt đất trở lại"?
- 01-02-2023Ông chủ đứng sau dự án KCN gần 4.000 tỷ ở Bắc Ninh là ai?
- 01-02-2023Thái Lan dự kiến chi 8,8 tỷ USD xây "thành phố hàng không" trên diện tích 1.040 ha
Theo ông Đỗ Viết Chiến - Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Hiệp hội BĐS Việt Nam, thị trường BĐS hiện đang đối mặt với nhiều khó khăn. Tình trạng lệch pha cung - cầu ở phân khúc thị trường nhà ở khi phân khúc cao cấp chiếm phần lớn trong khi rất thiếu nhà ở giá vừa túi tiền và nhà ở xã hội. Thêm nữa, giá nhà và đất nền vẫn ở mức cao mặc dù giao dịch trên thị trường đã chững lại, một số địa bàn không xuất hiện giao dịch. Nguồn vốn tín dụng trong thị trường BĐS bị lệch pha, hệ quả hiện nay là nguồn vốn tín dụng bị hạn chế.
Từ đó, ông Chiến cho rằng “chúng ta không nên nói Nhà nước cứu hay không cứu thị trường BĐS mà phải là doanh nghiệp BĐS thông qua cơ chế chính sách của Nhà nước để tự cứu lấy mình”.
Tái cơ cấu nợ, tái cơ cấu hoạt động kinh doanh, thu hẹp quy mô đầu tư sản xuất kinh doanh, tinh giản tối đa bộ máy, giảm lực lượng lao động; dừng, đình hoãn hoạt động đầu tư, thi công xây dựng một số dự án; dừng triển khai các dự án mới; dừng phát hành cổ phiếu tăng vốn; dừng IPO; giảm lực lượng lao động… là điều dễ thấy với các doanh nghiệp BĐS. Theo Bộ Xây dựng, khó tiếp cận nguồn vốn, lãi suất cho vay, tỷ giá ngoại tệ, giá xăng dầu, giá vật liệu xây dựng tăng, dẫn đến chi phí của doanh nghiệp cũng tăng cao gây ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp BĐS.
Chưa hết, các doanh nghiệp gặp khó trong phát hành trái phiếu và huy động vốn dẫn đến nguy cơ nhiều doanh nghiệp không có khả năng thanh toán, trả nợ đúng hạn. Thông tin từ Cục Quản lý nhà và thị trường BĐS cũng cho biết, các dự án BĐS mới được cấp phép tiếp tục giảm đã phản ánh “sức khỏe” của thị trường này.
Dự báo về diễn biến của thị trường, giới chuyên gia cho rằng, trong năm 2023, nguồn cung nhà ở vẫn còn hạn chế và giao dịch cũng chưa thể khởi sắc ngay. Tính trên phạm vi cả nước trong quý 4/2022 có 22 dự án với 5.995 căn được cấp phép, bằng 61,1% so với quý 3/2022 và bằng khoảng 45% so với cùng kỳ năm 2021; có 466 dự án với 228.029 căn đang triển khai xây dựng bằng 40,6% so với quý 3/2022 và bằng 44,6% so với cùng kỳ năm 2021; có 28 dự án với 3.258 căn đã hoàn thành xây dựng, bằng 164,7% so với quý 3/2022 và khoảng 60% so với cùng kỳ năm 2021.
Trong lúc các doanh nghiệp BĐS loay hoay thì thị trường cũng thiếu giao dịch vì câu chuyện chạm đáy chưa, và nên bắt đáy vào thời điểm nào luôn nhận được rất nhiều sự quan tâm của nhà đầu tư cũng như người mua nhà để ở.
Dữ liệu của Hội Môi giới BĐS Việt Nam (VARS) cho thấy, ở thời điểm hiện tại, giá BĐS, nhất là phân khúc đất nền được điều chỉnh giảm mạnh, gần như trở lại mức giá thời điểm cuối năm 2021 khi chưa xảy ra cơn sốt đất. Theo VARS, cuối tháng 1/2023, nhiều nhà đầu tư, khách hàng có tâm thế sẵn sàng chờ “bắt đáy” BĐS, song không ai trả lời được câu hỏi BĐS đã chạm “đáy" hay chưa?
Tại Hà Nội và TPHCM, nhà đầu tư cũng như người có nhu cầu nhà ở đang hy vọng giá BĐS còn xuống nữa. Lý do là cả hai đô thị hàng đầu này đang gấp rút triển khai xây dựng các hệ thống đường vành đai. Từ đó quỹ đất xây dựng nhà sẽ được tăng cường đáng kể. Thêm nữa, trong giai đoạn khó khăn, doanh nghiệp BĐS buộc phải tái cơ cấu, điều chỉnh hạ giá bán để “sinh tồn".
Tuy nhiên, thực tế thì bất chấp giao dịch hạn chế, giá nhà đất vẫn không giảm. Tại Hà Nội, hầu hết các chung cư vẫn kiên trì giữ giá. Tới nay, không còn tìm thấy căn hộ giá trên dưới 30 triệu đồng/m2.
Đại đoàn kết