Đã đến lúc ngừng gọi Trung Quốc là "công xưởng của thế giới"?
Cao Dewang là ông chủ của Fuyao Glass - công ty sản xuất đồ thủy tinh hàng đầu Trung Quốc. Mặc dù sinh ra tại "công xưởng của thế giới", trong vài năm gần đây, ông đã quyết định đưa nhà máy của mình sang Mỹ.
- 22-12-2016Âm thầm sao chép Facebook, Apple, công ty Trung Quốc kín tiếng này hiện được xem là 'kẻ huỷ diệt' đối với những gã khổng lồ Mỹ
- 20-12-2016Dự án siêu xe buýt của Trung Quốc đi vào ngõ cụt
- 20-12-2016"Gác kiếm" khỏi cuộc chiến "đốt tiền" ở Trung Quốc, Uber vẫn lỗ nặng 800 triệu USD trong quý III
Từ lâu, nhiều doanh nghiệp Mỹ đã chọn cách chuyển việc làm ra nước ngoài để cắt giảm chi phí sản xuất, đặc biệt là đến Trung Quốc. Nhưng gần đây, một số người đang di chuyển theo một chiều hướng khác, thậm chí là ngược lại. Vừa qua, tờ South China Morning Post đưa tin, ông chủ nhà máy sản xuất đồ thủy tinh hàng đầu Trung Quốc đã thẳng thắn đặt câu hỏi liệu Trung Quốc có thực sự là một điểm đến sinh lợi cho các nhà máy nước ngoài.
Trả lời tờ China Business Network, Cao Dewang nói: “Các nhà máy sản xuất ở Trung Quốc đang phải chịu gánh nặng thuế cao hơn ở Mỹ là 35%”. Mặc dù chi phí sản xuất cao, nhưng nhờ có chi phí thuê địa điểm rẻ, giá điện năng hợp lý và một số khoản phụ cấp khác, ông vẫn có thể kiếm ra nhiều tiền hơn bằng cách sản xuất thủy tinh ở Mỹ thay vì xuất khẩu từ Trung Quốc sang Mỹ.
Theo tờ the Post, công ty của ông – Fuyao Glass đã đầu tư hơn 1 tỷ USD tại vùng ngoại ô Dayton, vùng Ohio của Mỹ. Hãng sản xuất đồ thủy tinh Trung Quốc đang sử dụng lại nhà máy lắp ráp của General Motors vốn đã bỏ không gần một thập kỷ.
Theo kênh truyền hình Ohio TV WDTN, nhà máy Fuyao Glass tại Mỹ có gần 2.000 nhân viên. Ông Cao dự định sẽ hoàn thiện cơ sở hạ tầng và bổ sung thêm 1.000 nhân viên trong thời gian tới.
Lương và chi phí đi lại ở Trung Quốc đang ngày càng tăng, ông Cao nói. “So với 4 năm trước, mức lương ở Trung Quốc ngày nay đã tăng gấp 3 lần”, ông trả lời China Business Network cho biết. Trong khi đó, “chi phí đi lại ở Mỹ chưa đến 1 NDT/km, thấp hơn so với ở Trung Quốc”. Một số công ty nhỏ và vừa của Trung Quốc đã bắt đầu chuyển nhà máy đến một số quốc gia Đông Nam Á như Việt Nam và Campuchia.
Fuyao không phải là doanh nhân Trung Quốc đầu tiên đưa nhà máy xuyên qua Thái Bình Dương trong vài năm gần đây. Theo tờ WSJ, năm ngoái các công ty Trung Quốc đã đầu tư hơn 20 tỷ USD vào Mỹ.
Phải chăng danh hiệu công xưởng của thế giới đã không còn đúng với Trung Quốc?