MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Đà hồi phục chữ V của Trung Quốc 'hụt hơi' - dấu hiệu cảnh báo cho cả thế giới

15-07-2021 - 09:55 AM | Tài chính quốc tế

Đà hồi phục chữ V của Trung Quốc 'hụt hơi' - dấu hiệu cảnh báo cho cả thế giới

Trong quý II, đà tăng trưởng của kinh tế Trung Quốc đã giảm tốc đúng như phần lớn dự báo của các nhà kinh tế.

Cục Thống kê Quốc gia Trung Quốc mới đây cho biết, GDP tăng 7,9% so với cùng kỳ năm trước, thấp hơn so với mức 18,3% của quý trước và mức dự báo là 8% trong cuộc khảo sát của Bloomberg với các nhà kinh tế. Trên cơ sở tăng trưởng trung bình 2 năm (không tính đến ảnh hưởng của đại dịch năm ngoái), nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới tăng trưởng 5,5% trong quý trước, từ mức 5% ở 3 tháng trước đó.

Đà hồi phục chữ V của Trung Quốc hụt hơi - dấu hiệu cảnh báo cho cả thế giới  - Ảnh 1.

Tăng trưởng GDP theo năm và quý của Trung Quốc.

Tháng 6, doanh số bán lẻ và sản lượng công nghiệp tăng 12,1% và 8,3%, cao hơn so với dự báo.

Ngoài ra, đầu tuần này, Cơ quan hải quan Trung Quốc cho biết xuất khẩu trong tháng 6 tăng 32,2%. Kết quả khảo sát tại đô thị cho thấy tỷ lệ thất nghiệp tháng 6 giữ ở 5% nhưng tỷ lệ thất nghiệp nhóm tuổi 16 – 24 tăng lên 15,4%.

Tốc độ tăng trưởng của Trung Quốc đã dần chậm lại trong những tháng gần đây, sau khi ghi nhận đà hồi phục hình chữ V được thúc đẩy bởi sản lượng công nghiệp và xuất khẩu.

Người tiêu dùng hiện tại vẫn thận trong sau khi thu nhập sụt giảm do đại dịch và các đợt bùng phát lẻ tẻ của dịch bệnh thời gian gần đây cũng khiến hoạt động di chuyển và chi tiêu bị hạn chế. Trong tháng 6, doanh số bán lẻ đã tăng lên, có thể thúc đẩy sự lạc quan về việc tái cân bằng trong nền kinh tế đối với tiêu dùng đang dần được hình thành.

Dữ liệu quý II cho thấy Bắc Kinh có thể sẽ đạt được mục tiêu tăng trưởng hơn 6% trong năm nay và tiếp tục đóng vai trò là động lực cho thị trường hàng hóa và hàng công nghiệp toàn cầu. Tuy nhiên, sự hồi phục giảm tốc là một dấu hiệu có thể cho thấy nền kinh tế này đang phụ thuộc nhiều hơn vào sự hỗ trợ của chính sách so với thời kỳ trước đại dịch. Đây cũng là một lời cảnh báo cho các nền kinh tế lớn khác, khi họ đang cân nhắc giảm quy mô kích thích.

Tuần trước, PBOC đã đưa ra một động thái bất ngờ là cắt giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc, theo đó giải phóng khoảng khoảng 1 nghìn tỷ CNY (155 tỷ USD) thanh khoản vốn có thể được sử dụng để thúc đẩy hoạt động cho vay. Bước đi này đã vượt xa những dự đoán của nhiều nhà kinh tế và cho thấy mối lo ngại ngày càng tăng về triển vọng tăng trưởng của kinh tế Trung Quốc.

Tham khảo Bloomberg; CNBC

Lục Lam

Nhịp sống kinh tế

Trở lên trên