Đà Nẵng đóng cửa 2 nhà máy thép: Công nhân lao đao, chủ đầu tư điêu đứng
Việc UBND TP Đà Nẵng ra quyết định đóng cửa 2 nhà máy thép Dana - Ý và Dana - Úc không chỉ khiến doanh nghiệp điêu đứng mà còn khiến đông đảo công nhân bị ảnh hưởng việc làm.
Sau nhiều ngày người dân thôn Vân Dương, xã Hòa Liên, huyện Hòa Vang, TP Đà Nẵng bao vây 2 nhà máy thép Dana - Ý và Dana - Úc (cụm công nghiệp Thanh Vinh, thôn Vân Dương) vì chịu không nổi ô nhiễm, UBND TP Đà Nẵng đã quyết định đóng cửa ngay 2 nhà máy này.
Sốc, mất việc
Ngày 2-3, ông Hồ Kỳ Minh, Phó Chủ tịch UBND TP Đà Nẵng, đã thông báo đến người dân thôn Vân Dương quyết định trên của UBND TP Đà Nẵng.
Ông Minh cho biết thời gian qua, hoạt động của nhà máy thép Dana - Ý và Dana - Úc đã ảnh hưởng đến cảnh quan, đời sống của người dân và không phù hợp với quy hoạch, định hướng phát triển tại khu vực. "Với quan điểm tập trung phát triển kinh tế - xã hội theo hướng bền vững, lãnh đạo thành phố thống nhất chủ trương không để nhà máy thép Dana - Ý và Dana - Úc tiếp tục hoạt động tại thôn Vân Dương, đồng thời thống nhất hủy bỏ chủ trương giải tỏa, di dời các hộ dân tại khu vực lân cận 2 nhà máy" - ông Minh nhấn mạnh.
Việc UBND TP Đà Nẵng ra quyết định đóng cửa 2 nhà máy này đã giải quyết được vấn đề người dân chấm dứt bao vây nhà máy nhưng đồng thời đẩy 2 doanh nghiệp và cả người lao động vào tình thế khó khăn.
Ông Nguyễn An, Phó Giám đốc Công ty CP Thép Dana - Úc, cho rằng công ty đang lao đao, khổ sở vì quyết định đột ngột của UBND TP Đà Nẵng. "Chúng tôi thực sự rất sốc, như ngồi trên đống lửa" - ông An lo lắng.
Theo ông An, nhà máy đóng cửa, hàng hóa không thể lưu thông, công ty không có tiền đáo hạn ngân hàng. Ngoài ra, công ty đang tồn số lượng lớn phế liệu nhập về từ trước Tết nguyên đán, bây giờ phải "đắp chiếu" vì không sản xuất được. Ông An còn bày tỏ lo âu máy móc sản xuất thép nếu để lâu không hoạt động sẽ dẫn đến hư hỏng, thiệt hại nặng nề. "Đó là chưa kể đến những hệ lụy, phức tạp khác, gây thiệt hại cả về vật chất lẫn tiếng tăm công ty sau này" - ông An nói thêm.
Đại diện nhà máy thép Dana - Ý cũng khẳng định cả doanh nghiệp và công nhân chịu thiệt hại nặng nề bởi quyết định ngừng hoạt động đột ngột. "Không biết số phận của hàng trăm công nhân sẽ đi về đâu" - vị đại diện nhà máy băn khoăn.
Người dân thôn Vân Dương bao vây nhà máy thép Dana - Úc
Cầu cứu
Trước tình hình trên, trong ngày 5-3, Công ty Thép Dana - Úc đã gửi đơn kiến nghị đến UBND TP Đà Nẵng, đề nghị xem xét sự việc. "Chúng tôi mong muốn TP cho công ty giải quyết tồn đọng trước mắt. Một là giải quyết lượng hàng tồn kho sản xuất, hai là trả đơn hàng cho những nơi đã đặt hàng để họ không thanh lý hợp đồng. Ít nhất phải cho chúng tôi 3 đến 6 tháng mới giải quyết xong" - ông An đề xuất.
Ông Phan Hải, Chủ tịch Hội Doanh nhân trẻ TP Đà Nẵng, cho rằng ông rất bất ngờ trước quyết định dừng hoạt động 2 nhà máy thép của TP Đà Nẵng. Theo ông Hải, trước đây, 2 nhà máy này nằm ở KCN Hòa Khánh (quận Liên Chiểu, TP Đà Nẵng), sau này dời về thôn Vân Dương là theo đúng chủ trương của TP và doanh nghiệp đã thực hiện đúng về mặt pháp lý.
"Việc TP dừng hoạt động đột ngột sẽ khiến doanh nghiệp điêu đứng, có thể phá sản. Hơn nữa, phía sau đó còn hàng trăm công nhân và quan trọng nữa là môi trường đầu tư của Đà Nẵng" - ông Hải nêu vấn đề.
Theo ông Hải, lãnh đạo TP Đà Nẵng lúc này cần phải gỡ khó cho doanh nghiệp vì sai phạm không phải ở doanh nghiệp mà nằm ở quy hoạch và bố trí dân cư của TP Đà Nẵng.
"Chúng tôi có sai đâu!"
Ông Nguyễn An cho biết năm 2016, UBND TP Đà Nẵng đã có quyết định di dời, giải tỏa các hộ dân ở thôn Vân Dương do ảnh hưởng của 2 nhà máy thép. Cán bộ đã đến đo đạc, cắm mốc, buộc người dân không được sản xuất hay xây mới công trình. "Mọi sản xuất nông nghiệp bị đình trệ, ảnh hưởng đến người dân. Lỗi là do chậm giải tỏa di dời chứ không phải hoàn toàn thuộc về nhà máy. Bây giờ TP ra quyết định ngừng chẳng khác nào đổ lên đầu nhà máy. Chúng tôi cũng đề nghị TP bồi thường thiệt hại cho khoảng thời gian ngưng sản xuất vì doanh nghiệp không vi phạm gì cả" - ông An khẳng định.
Người lao động