MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Đà tăng của giá năng lượng gây hỗn loạn tại châu Á

28-06-2022 - 08:04 AM | Thị trường

Tình trạng giá năng lượng tăng vọt đang ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống sinh hoạt của người dân châu Á.

Tại Sri Lanka, người dân phải xếp hàng dài hàng km để đổ đầy một bình nhiên liệu. Thủ tướng nước này tuần trước cho biết nền kinh tế của quốc gia Nam Á với 22 triệu dân "phải đối mặt với sự sụp đổ hoàn toàn" và kêu gọi mọi người sử dụng tiết kiệm nhiên liệu.

Bắt đầu từ ngày 20/6, Sri Lanka buộc phải đóng cửa trường học và dừng các hoạt động không cần thiết của các cơ quan chính phủ. Việc đóng cửa sẽ kéo dài khoảng 2 tuần.

Tại Ấn Độ và Pakistan, tình trạng mất điện buộc các trường học phải đóng cửa, các cơ sở kinh doanh ngừng hoạt động và người dân sống trong cảnh ngột ngạt khi không có điều hòa nhiệt độ bất chấp những đợt nắng nóng cực điểm.

Nhu cầu điện gần đây ở Ấn Độ đạt mức cao kỷ lục và công ty than quốc doanh Coal India (Ấn Độ) thông báo sẽ nhập khẩu than lần đầu tiên kể từ năm 2015, giữa bối cảnh nước này đang phải chịu đựng tình trạng mất điện trên diện rộng khi thời tiết nắng nóng gay gắt.

Ngay cả ở các quốc gia tương đối giàu có như Australia, người tiêu cũng dùng cảm nhận được sức ép từ các hóa đơn năng lượng cao hơn. Giá bán buôn điện trong quý I/2022 tăng 141% so với cùng kỳ năm ngoái và các hộ gia đình đang bị thúc giục cắt giảm sử dụng điện.

Đà tăng của giá năng lượng gây hỗn loạn tại châu Á - Ảnh 1.

Nhu cầu về nhiên liệu đang tăng vọt. Ảnh minh họa - Nguồn: AP

Mỗi quốc gia này phải đối mặt với một số hoàn cảnh riêng, nhưng tất cả đều bị ảnh hưởng bởi tác động kép của đại dịch COVID-19 và cuộc chiến của Nga ở Ukraine , hai sự kiện không thể lường trước đã làm bật dậy những giả định hợp lý trước đây về chuỗi cung ứng và an ninh khu vực đã đẩy kế hoạch kinh tế thế giới vào hỗn loạn.

Trong vài năm qua, đại dịch COVID-19 khiến nhu cầu năng lượng ở mức thấp bất thường, với lượng tiêu thụ điện toàn cầu giảm hơn 3% trong quý 1 năm 2020 do các nhà máy đóng cửa và chính sách hạn chế đi lại khiến người lao động phải ở nhà, các phương tiện không được lưu thông và tàu mắc kẹt tại các cảng.

Tuy nhiên, hiện nay, khi các quốc gia bắt đầu đẩy lùi đại dịch, nhu cầu về nhiên liệu tăng vọt và sự cạnh tranh bất ngờ đang đẩy giá than, dầu và khí đốt lên mức cao kỷ lục.

Thêm vào đó, xung đột giữa Ukraine và Nga, nhà sản xuất dầu lớn thứ ba thế giới và nhà xuất khẩu dầu thô lớn thứ hai, đi cùng với các lệnh trừng phạt của phương Tây đối với Nga đã khiến nhiều quốc gia đã phải tranh giành để tìm nguồn cung nhiên liệu thay thế. Thực tế này càng làm nóng thêm cuộc cạnh tranh nguồn cung vốn đã hạn chế.

Theo Ban Thời Sự

VTV

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên