Đại chiến giữa ông lớn và tân binh làng thời trang Trung Quốc: người dân Mỹ thoải mái shopping với giá chỉ 2 cốc trà sữa
2 cái tên đình đám của làng thời trang Trung Quốc đang ghi nhận sự phát triển nhanh chóng hơn cả các ông lớn như Zara, H&M,...
- 12-03-2023Chậm hơn 13 năm so với VinFast, ‘ông lớn’ Nhật Bản này quyết tâm thành hãng xe thuần điện vào năm 2035 nhưng cũng chỉ có đúng 4 mẫu xe
- 11-03-2023Tỉ phú Johnathan Hạnh Nguyễn đề xuất cách móc hầu bao của khách du lịch
- 11-03-2023Tỉ phú Phạm Nhật Vượng sẽ thay đổi cuộc chơi trên thị trường taxi?
Ảnh minh họa
Trái ngược với suy nghĩ ở Mỹ, mua sắm quần áo sẽ rất đắt đỏ thì giờ đây, sự gia nhập vào ngành thời trang giữa 2 nhà bán lẻ trong lĩnh vực thời trang nhanh của Trung Quốc để giành lấy thị phần đang giúp người dùng Mỹ mua 1 chiếc váy hay quần áo chỉ với giá của 2 cốc trà sữa.
Shein được thành lập bởi bốn người Trung Quốc bao gồm: Xu Yangtian, Molly Miao, Maggie Gu và Tony Ren. Họ hiện nay đều đã ngoài 30 tuổi và trước đây đều cùng làm việc cho một công ty tiếp thị kỹ thuật số nhỏ ở phía đông thành phố Nam Kinh. Bộ tứ đã quyết định xây dựng một doanh nghiệp bán lẻ trực tuyến tập trung vào việc bán các sản phẩm sản xuất tại Trung Quốc ở nước ngoài. Họ đã sử dụng các kinh nghiệm và kỹ năng họ đã tích lũy được trong tiếp thị trực tuyến và tối ưu hóa công cụ tìm kiếm để nhắm mục tiêu đến những người mua sắm bên ngoài đất nước.
SHEIN kiếm được 15,7 tỷ USD vào năm 2021, tăng 60% so với năm 2020. Ứng dụng của Shein đã được tải xuống nhiều gấp đôi so với ứng dụng của Amazon vào năm 2021, khiến Shein trở thành ứng dụng mua sắm phổ biến nhất thế giới.
Theo công ty phân tích Sensor Tower, trong vòng chỉ chưa đầy 4 tháng, Temu đã đạt được 10,8 triệu lượt cài đặt ở Mỹ, một thị trường vốn nổi tiếng khó tính. Nó cũng trở thành ứng dụng di động được tải xuống nhiều nhất kể từ ngày 1/11 đến ngày 14/12.
Tại tòa án Liên bang Mỹ, SHEIN đã cáo buộc Temu ký hợp đồng với những người có ảnh hưởng trên mạng xã hội để đưa ra "tuyên bố sai sự thật và lừa đảo" chống lại SHEIN trong các chương trình quảng bá Temu.com của họ.
Nếu Temu thua, Temu có thể buộc phải cắt giảm chiến lược tiếp thị quan trọng cho đến nay. SHEIN tìm cách chặn Temu sử dụng tên của SHEIN để tiếp thị và họ muốn những thiệt hại từ việc bán hàng mà SHEIN có thể cho thấy là do tiếp thị lừa đảo hoặc vi phạm. Temu đã yêu cầu tòa án bác bỏ vụ kiện.
SHEIN sản xuất quần áo ở Trung Quốc để bán trực tuyến ở Mỹ, Châu Âu và Châu Á, cung cấp các mặt hàng như váy 10 USD và áo 5 USD. SHEIN chuẩn bị huy động khoảng 2 tỷ USD trong vòng gọi vốn trong tháng này và đang hướng tới việc niêm yết tại Mỹ vào nửa cuối năm nay, ba người biết về kế hoạch của SHEIN đã chia sẻ với Reuters.
Vụ kiện của SHEIN chống lại Temu, được đệ trình vào tháng 12 tại Tòa án quận phía Bắc của Illinois, cáo buộc rằng Temu đã nói với những người có ảnh hưởng trên mạng xã hội để đưa ra những nhận xét chê bai về nhà bán lẻ thời trang nhanh và lừa khách hàng tải xuống ứng dụng Temu bằng cách sử dụng mạng xã hội "mạo danh".
Các trang @SHEIN_DC, @SHEIN_USA_ và @SHEIN_NYC hiện đã bị xóa đã được tạo vào tháng 9 và hiển thị logo cũng như tài liệu tiếp thị của SHEIN trên các trang tiểu sử của họ.
Cuộc đua giành thị phần
SHEIN cho biết các liên kết trên các trang mạo danh đã khiến người mua hàng tải xuống ứng dụng của Temu, với suy nghĩ rằng hai công ty có liên quan với nhau.
Bản thân SHEIN đã phải đối mặt với các vụ kiện cáo buộc vi phạm bản quyền. Dưới cái tên Zoetop Business, họ đã bị kiện bởi hàng chục nghệ sĩ và nhà bán lẻ độc lập bao gồm Nike, thương hiệu Deckers ' UGG, Oakley shades của Luxottica Group và nhà bán lẻ trực tuyến Dolls Kill với cáo buộc về ăn cắp thiết kế.
PDD Holdings, công ty sở hữu ứng dụng Pinduoduo nổi tiếng của Trung Quốc, đã ra mắt Temu vào tháng 9 như một ứng dụng mới dành cho người mua sắm ở Mỹ để mua giày dép, trang sức, phụ kiện làm đẹp và đồ gia dụng trực tiếp từ các thương nhân Trung Quốc.
Theo công ty dữ liệu YipitData, tổng doanh thu trước thuế của Temu đã tăng từ 3 triệu USD trong tháng 9 lên 192 triệu USD trong tháng 1. Công ty có kế hoạch ra mắt tại Úc và New Zealand trong năm nay sau khi ra mắt tại Canada vào tháng 2 vừa qua.
Các nỗ lực truyền thông xã hội của công ty đã bắt đầu từ nhiều tháng trước, theo các bài đăng tuyển dụng của Nanopower - Cơ quan tiếp thị của Temu. Tại Mỹ, Temu đang trả cho những người có ảnh hưởng trên mạng xã hội từ 100 - 1.000 USD/giờ cho nội dung thu hút thị trường Temu trên TikTok, Instagram và YouTube.
Theo Reuters, Bloomberg
Nhịp sống thị trường