Đại dịch Covid-19 sẽ chấm dứt thời kỳ hoàng kim của Thủ tướng Nhật Shinzo Abe?
Đến thời kỳ đại dịch Covid-19, tỷ lệ ủng hộ dành cho chính quyền của Thủ tướng Shinzo Abe giảm thê thảm do chính quyền có những phản ứng ban đầu bị đánh giá khá chậm chạp.
- 16-12-2019Việc đổi cách gọi Thủ tướng Shinzo Abe thành Thủ tướng ABE Shinzo báo hiệu điều gì về quan hệ Nhật với Trung Quốc, Việt Nam và Hàn Quốc?
- 22-07-2019Ông Shinzo Abe sẽ tiếp tục là Thủ tướng Nhật Bản nhưng không đủ số phiếu để thay đổi Hiến pháp Hòa bình
- 20-09-2018Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe được bầu lại làm Chủ tịch LDP
- 30-06-2018Thủ tướng Shinzo Abe bênh vực cộng đồng thanh niên không muốn có con: "Mọi cặp đôi ở Nhật Bản đều có quyền không sinh đẻ"
Thủ tướng Nhật Shinzo Abe - Ảnh: Nikkei
Khi mà làn sóng dân túy đang ngày một lớn dần trên khắp thế giới, chính trị Nhật trong thời gian qua vẫn khá ổn định. Tuy nhiên, điều này có thể sớm kết thúc, đại dịch Covid-19 đang khiến cho tình hình chính trị và kinh tế Nhật đảo chiều đáng kể.
Theo báo Nikkei, Thủ tướng Nhật Shinzo Abe cho đến nay là thủ tướng đương nhiệm lâu nhất của Nhật. Ông đã tại vị được 8 năm rưỡi trong 2 nhiệm kỳ khác nhau. Nhiệm kỳ gần nhất bắt đầu từ tháng 12/2012. Việc ông tại vị lâu năm đã giúp hỗ trợ cho kinh tế Nhật tăng trưởng cũng như cải thiện vị thế của Nhật trên khắp thế giới.
Tuy nhiên, đến thời kỳ đại dịch Covid-19, tỷ lệ ủng hộ dành cho chính quyền của Thủ tướng Shinzo Abe giảm thê thảm do chính quyền có những phản ứng ban đầu bị đánh giá khá chậm chạp. Khi mà tỷ lệ ủng hộ dành cho ông Abe giảm và nhiệm kỳ chủ tịch Đảng Dân chủ Tự do (DLP) đang dần kết thúc, nhiều chính trị gia Nhật đang cố gắng tìm kiếm người nào sẽ thay thế ông trong một chính trường Nhật thời kỳ hậu Abe.
Trong tháng 6/2020, tỷ lệ ủng hộ đối với Nội các Nhật giảm 11 điểm phần trăm xuống 38%, theo kết quả cuộc khảo sát của Nikkei. Mức này tương đương với mức thấp kỷ lục ở thời kỳ tháng 12/2012, chỉ sau khi Thủ tướng Abe trở lại chức vụ hiện tại. Kết quả khảo sát mới nhất phản ánh tâm lý không hài lòng với cách mà Nội các Nhật phản ứng sau đại dịch Covid-19 cũng như bê bối gần đây liên quan đến một công tố viên cao cấp tại Văn phòng Công tố Tokyo.
Tuy nhiên, vấn đề hóc búa nhất với Thủ tướng Abe, người luôn trông chờ vào Abenomics, chính là việc kinh tế đang tăng trưởng yếu. Đại dịch Covid-19 tác động mạnh đến kinh tế toàn cầu và Nhật cũng chẳng phải ngoại lệ. Khi mà sự tín nhiệm với ông Abe giảm đi, nhiều chính trị gia khác trong đảng LDP đang muốn thay thế ông.
Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Tài chính Nhật, ông Taro Aso, nói: “Trong đảng LDP, tâm lý bất bình với ông Kishida hiện đang ngày một lớn dần”. Trước đây, nội bộ đảng từng coi ông Kishida như ứng viên sáng giá cho vị trí chủ tịch đảng LDP trong tương lai.
Tuy nhiên, tình hình đã thay đổi sau khi ông Kishida ủng hộ việc cấp khoảng 300.000 yên tức khoảng 2.800USD cho một số hộ gia đình nhằm giảm bớt tác động tiêu cực từ đại dịch. Có nhiều ý kiến phản đối từ cả trong và ngoài đảng LDP.
Cho đến nay, Văn phòng Thủ tướng Nhật Shinzo Abe đã có vai trò rất quan trọng trên chính trường Nhật do Thủ tướng Abe rất được lòng người dân. Dù rằng tỷ lệ ủng hộ với ông Abe giảm trong một số lần trước đây, chính sách kinh tế và ngoại giao của ông đã cứu ông. Mối quan hệ tình thân của ông và Tổng thống Mỹ Donald Trump cũng đã trở thành tài sản chính trị quý giá cho đến khi đại dịch Covid-19 khiến cho hai ông không thể gặp nhau trực tiếp. Đồng thời ngay tại nước Mỹ, tỷ lệ ủng hộ của Tổng thống Trump cũng giảm đáng kể.
Cho đến nay, khi mà chính trường Nhật thời kỳ hậu Abe còn quá nhiều điều bất ổn, xuất hiện ngày một nhiều lời đồn về khả năng Thủ tướng Nhật sẽ giải tán Hạ viện Nhật vào mùa thu và kêu gọi bầu cử. Nếu Hạ viện bị giải tán, đảng LDP sẽ mất đi một số ghế, thế nhưng tính chung cuộc sẽ không thiệt hại nhiều bởi đảng đối lập quá yếu, chuyên gia nhận định.
BizLIVE