MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

'Đại gia mới nổi' trong một lĩnh vực then chốt tăng tốc xuất khẩu sang Trung Quốc, đồng minh của Mỹ vội tìm cách lấy lại ‘ngôi vương’, đảm bảo nguồn cung cho phương Tây

06-01-2025 - 15:50 PM | Tài chính quốc tế

Nhu cầu về năng lượng không phát thải và an ninh năng lượng khiến thế giới lại 'để mắt' tới uranium.

'Đại gia mới nổi' trong một lĩnh vực then chốt tăng tốc xuất khẩu sang Trung Quốc, đồng minh của Mỹ vội tìm cách lấy lại ‘ngôi vương’, đảm bảo nguồn cung cho phương Tây- Ảnh 1.

Kazakhstan là nhà sản xuất uranium lớn nhất thế giới tính đến cuối năm 2022, với 43% thị phần toàn cầu, theo sau là Canada (15%), theo Hiệp hội hạt nhân thế giới.

Nhưng khả năng tăng sản lượng uranium của Kazkhstan đang gặp mộg số trở ngại.

Tập đoàn Kazatomprom (Kazakhstan) – chiếm 23% sản lượng uranium toàn cầu – đối mặt với công suất đình trệ vào năm ngoái do thiếu axit sunfuric.

Căng thẳng địa chính trị liên quan đến cuộc xung đột Nga-Ukraine vào năm 2022 cũng khiến công ty khó cung cấp cho các quốc gia phương Tây hơn.

Trung Quốc hiện là nước mua uranium lớn nhất của Kazakhstan. Tháng 12/2024, nước này đã mua cổ phần tại một số mỏ do Kazatomprom và tập đoàn năng lượng hạt nhân Rosatom (Nga) cùng phát triển.

“Kazakhstan đang tăng tốc xuất khẩu uranium sang phía đông, đặc biệt là Trung Quốc. Đây có thể là “lời cảnh tỉnh cho các công ty phương Tây”, Jonathan Hinze, chủ tịch của nhóm nghiên cứu UxC cho biết.

Trong bối cảnh này, Canada đang chạy đua để trở thành nhà sản xuất uranium lớn nhất thế giới khi giá kim loại phóng xạ này tăng vọt trước nhu cầu cao về năng lượng hạt nhân và căng thẳng địa chính trị đe dọa nguồn cung.

Cameco, tập đoàn sản xuất uranium lớn nhất Canada, cho biết sản lượng tại 2 mỏ uranium ở Saskatchewan tăng 1/3 lên 37 triệu pound trong năm 2024.

Theo ngân hàng đầu tư RBC Capital Markets, hàng loạt công ty khai thác uranium có thể tăng gấp đôi sản lượng đến năm 2035.

Jonathan Wilkinson, Bộ trưởng Năng lượng và Tài nguyên thiên nhiên Canada, cho biết đầu tư vào thị trường uranium của nước này đang ở mức cao nhất trong 20 năm qua. Đầu tư cho hoạt động thăm dò và đánh giá trữ lượng tăng 90% lên 232 triệu đô la Canada (160 triệu USD) vào năm 2022 và tăng thêm 26% vào năm 2023 lên 300 triệu đô la Canada.

“Canada không chỉ khai thác đủ uranium để cung cấp nhiên liệu cho các lò phản ứng trong nước mà chúng tôi còn là quốc gia duy nhất trong G7 có thể cung cấp uranium cho lò phản ứng của các nước đồng minh. Mỗi năm, Canada xuất khẩu hơn 80% sản lượng uranium”, ông Wilkinson nói với Financial Times (FT).

Giá uranium tăng vọt lên trên 100 USD/pound vào tháng 1/2024 – mức cao kỷ lục kể từ 2008. Mặc dù giá đã giảm xuống còn 73 USD/pound nhưng vẫn cao hơn nhiều so với mức trung bình dưới 50 USD trong thập kỷ qua.

Nhưng Canada có thể được hưởng lợi từ các động lực lớn. Nhu cầu về uranium sẽ tăng vọt sau khi 31 quốc gia cam kết triển khai năng lượng hạt nhân gấp 3 lần vào năm 2050 để giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu.

Các gã khổng lồ công nghệ như Amazon, Google và Meta cũng đang chuyển sang năng lượng hạt nhân để vận hành các trung tâm dữ liệu ngốn nhiều điện vì nhiên liệu này không gây ra khí nhà kính.

NexGen, công ty đang phát triển mỏ Rook1 ở lưu vực Athabasca phía bắc Saskatchewan, ước tính rằng mỏ này có thể vượt sản lượng của Kazakhstan trong vòng 5 năm tới.

“Dự án của chúng tôi có khả năng đưa Canada trở lại vị trí nhà sản xuất uranium hàng đầu thế giới”, Leigh Curyer, giám đốc điều hành của NexGen cho biết.

Theo FT

Y Vân

Nhịp Sống Thị Trường

Từ Khóa:

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên