MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Đại thần Thục Hán tài đức vẹn toàn, liên tục được Gia Cát Lượng và Tưởng Uyển cất nhắc nhưng cuối cùng mất tất cả vì không biết giữ mồm

18-03-2021 - 22:40 PM | Sống

Đại thần Thục Hán tài đức vẹn toàn, liên tục được Gia Cát Lượng và Tưởng Uyển cất nhắc nhưng cuối cùng mất tất cả vì không biết giữ mồm

Nhân vật này có lẽ không quá lạ lẫm với những người thích đọc Tam Quốc.

Sơ lược về Dương Hí

Dương Hí (?-261), tự Văn Nhiên, người huyện Vũ Dương quận Kiền Vi (nay là huyện Bành Sơn, tỉnh Tứ Xuyên), là đại thần Thục Hán thời Tam Quốc.

Khi còn trẻ, Dương Hí đảm nhiệm chức vụ như Đốc quân Tùng sự, Chủ bộ trong phủ Thừa tướng. Bởi nhận được sự tán tưởng của Thừa tướng Gia Cát Lượng và Đại tướng quân Tưởng Uyển của Thục Hán, Dương Hí lần lượt giữ chức vụ Hộ quân, Giám quân, Thái thú hai quận Kiến Ninh - Tử Đồng, Xạ thanh Hiệu uý.

Dương Hí là người giản dị, trung thành nhân hậu. Thế nhưng, do rượu say mà ăn nói hồ đồ, buông lời trào phúng Khương Duy, Khương Duy đã bị bãi chức.

Năm Cảnh Diệu thứ 4 (năm 261), Dương Hí qua đời, để lại cho đời tác phẩm "Quý Hán phụ thần tán".

Trước tiên, căn cứ theo ghi chép trong "Tam quốc chí" và những nguồn sử liệu khác, Dương Hí, tự Văn Nhiên, người huyện Vũ Dương quận Kiền Vi (nay là huyện Bành Sơn, tỉnh Tứ Xuyên).

Thời còn trẻ, Dương Hí và Trình Kỳ quận Ba Tây, Dương Thái quận Ba, Trương Biểu quận Thục cùng nổi tiếng gần xa.

Dương Hí thường tiến cử Trình Kỳ, đồng thời tuyên bố tài năng của Trình Kỳ là đứng đầu, nhờ đó Dương Hí được Thừa tướng Gia Cát Lượng của Thục Hán đánh giá cao.

Năm Kiến Hưng thứ nhất, Dương Hí hơn hai mươi tuổi, đang làm chức Thư tá của châu được thăng làm Đốc quân Tùng sự, phụ trách quản lý hình ngục, chấp pháp xử án giải quyết nghi vấn khó xử lý, được người đời khen xử án công bằng thoả đáng.

Đại thần Thục Hán tài đức vẹn toàn, liên tục được Gia Cát Lượng và Tưởng Uyển cất nhắc nhưng cuối cùng mất tất cả vì không biết giữ mồm - Ảnh 1.

Hình ảnh nhân vật Gia Cát Lượng trên phim.

Về sau Phụ Hán tướng quân Trương Duệ tiến cử Dương Hí với Gia Cát Lượng, Dương Hí được bổ nhiệm làm Chủ bộ trong phủ Thừa tướng.

Từ đó, với tư cách là Chủ bộ của phủ Thừa tướng, Dương Hí chủ yếu trợ giúp Gia Cát Lượng xử lý những công việc văn thư trong phủ.

Năm 234 (năm Kiến Hưng thứ 12), Thừa tướng Gia Cát Lượng quá đời. Sau khi Gia Cát Lượng qua đời, Dương Hí đảm nhiệm chức Thượng thư Hữu tuyển bộ lang.

Cùng năm đó, Thứ sử Ích Châu Tưởng Uyển mời ông đảm nhiệm chức Trị trung Tùng sự sử. Dương Hí không những được Gia Cát Lượng đánh giá cao mà còn được người kế nhiệm Gia Cát Lượng là Tưởng Uyển trọng dụng. Điều này có thể nói đã thúc đẩy con đường làm quan của Dương Hí tại Thục Hán trở nên ngày càng thuận lợi.

Năm 238 (năm Diên Hi thứ nhất), Tưởng Uyển dùng chức vụ Đại tướng quân mở phủ xử lý công việc, bổ nhiệm Dương Hí giữ chức Đông tào duyện của Đại tướng quân.

Từ xưa tới nay tính Dương Hí vẫn hờ hững giản dị, chưa từng vô duyên vô cớ ca ngợi người khác, rất ít khi khen không đúng với thực tế, cũng rất ít giao du với người khác. Thư từ, chỉ lệnh của ông hiếm khi viết kín hết một tờ giấy.

Căn cứ theo ghi chép trong sử liệu như "Tam quốc chí", khi Tưởng Uyển và Dương Hí trò chuyện, Dương Hí thường im lặng không đáp lời.

Bởi vì Dương Hí trở thành đối tượng được Tưởng Uyển trọng, thế nên điều này cũng khiến ông gặp phải sự đố kỵ của một số đại thần.

Có người trong nội bộ nước Thục muốn gây chia rẽ quan hệ giữa Dương Hí và Tưởng Uyển, nói với Tưởng Uyển rằng: "Ngài hỏi Dương Hí, Dương Hí lại lặng thinh không đáp. Dương Hí xấc xược với ngài như thế, chẳng phải hết sức quá đáng ư?"

Tưởng Uyển lại trả lời rằng: "Suy nghĩ của mỗi người lại mỗi khác, như khuôn mặt của con người ta không giống nhau vậy. Đừng vâng theo ngoài mặt, sau lưng lại nói lời phủ nhận người khác, đây là lời khuyên răn người xưa đã để lại.

Dương Hí vốn định tán tụng ta, nhưng đây không phải chủ ý của ông ấy, chủ ý của ông ấy là phản đối những lời ta nói, nhưng lại cân nhắc tới việc không nên bóc trần điểm thiếu sót của ta, bởi thế mới lặng thinh không đáp lại. Đây là biểu hiện cho tính cách thẳng thắng của Dương Hí."

Đại thần Thục Hán tài đức vẹn toàn, liên tục được Gia Cát Lượng và Tưởng Uyển cất nhắc nhưng cuối cùng mất tất cả vì không biết giữ mồm - Ảnh 2.

Tranh vẽ nhân vật Tưởng Uyển.

Điều đáng chú ý đó là, tuy rằng tính cách Dương Hí giản dị, thế nhưng ông đối xử với bạn cũ hết sức chân tình, thành khẩn, rộng lượng.

Dương Hí thường xuyên quan tâm hỏi han, chu cấp cho Hàn Nghiễm và Lê Thao, tình bạn với họ vẫn như thở ban đầu.

Khi ấy mọi người cho rằng Tiều Chu không có tài năng, thế nên có rất ít người kính trọng ông, chỉ có Dương Hí hết sức coi trọng Tiều Chu.

Dương Hí từng khen Tiều Chu rằng: "Những kẻ còn ít tuổi như chúng ta, chung quy vẫn chẳng bằng ông cụ nhiều tuổi ấy." Nhờ câu chuyện này, những người có tri thức đều tôn trọng Dương Hí và ông chắc chắn là một đại thần tài đức vẹn toàn.

Năm 241 (năm Diên Hi thứ 4), Dương Hí hoàn thành tác phẩm "Quý Hán phụ thần tán". Theo giới thiệu, "Quý Hán phụ thần tán" là một tác phẩm được viết năm Diên Hi thứ 4 (năm 241) bởi đại thần Dương Hí của Thục Hán thời Tam Quốc, nội dung ca ngợi và đánh giá về các thế hệ vua quan của Thục Hán.

Trong "Tam quốc chí", Trần Thọ có đính kèm tác phẩm này vào cuối phần "Hán thư".

Trong những năm Diên Hi, Dương Hí đang là Đông tào duyện của Đại tướng quân được đề bạt làm Nam Trung lang Tham quân. Không bao lâu sau, ông đảm nhiệm chức Phó Lai hàng Đô đốc, kiêm nhiệm Thái thú Kiến Ninh, sau bởi đau ốm nên được gọi về Thành Đô, được bổ nhiệm làm Hộ quân, Giám quân.

Nếu như không mắc bệnh, Dương Hí còn có triển vọng trở thành Lai hàng Đô đốc trấn thủ Nam Trung. Tất nhiên, cho dù không được như thế thì nhờ việc từng giữ chức Thái thú Kiến Ninh, Dương Hí hoàn toàn có thể được coi là một đại thần của Thục Hán.

Về sau Dương Hí giữ chức Giám quân kiêm Thái thú Tử Đồng, sau đó lại được điều về Thành Đô giữ chức Xạ thanh Hiệu uý. Những chức vụ Dương Hí lần lượt đảm nhiệm, ông đều xử lý công việc sao cho rõ ràng dứt khoát, không rườm rà rắc rối. Nhờ đó, đương nhiên ông giành được lời ca ngợi của người dân Thục Hán.

Đại thần Thục Hán tài đức vẹn toàn, liên tục được Gia Cát Lượng và Tưởng Uyển cất nhắc nhưng cuối cùng mất tất cả vì không biết giữ mồm - Ảnh 3.

Ảnh minh họa.

Kết cục không mấy tốt đẹp

Thế nhưng, kết cục sau cùng của Dương Hí lại chẳng được tốt đẹp.

Trần Thọ có ghi chép trong "Tam quốc chí.Dương Hí truyện": Năm Diên Hi thứ hai mươi, (Dương Hí) theo Đại tướng quân Khương Duy xuất quân tới sông Mang.

Hí trong lòng không phục Duy, uống rượu xong nói cười, có lời lẽ bỡn cợt. Duy ngoài mặt bỏ qua, trong lòng bực tức, không chấp nhận được. Sau khi đem quân trở về, Hữu ti thừa tố cáo Hí, giáng làm dân thường.

Năm 257 (năm Diên Hi thứ 20), Dương Hí đi theo Đại tướng quân Khương Duy hành quân tới sông Mang. Đối với Dương Hí mà nói, trong lòng ông vẫn luôn không phục Khương Duy, cũng rất có thể do quan điểm phản đối Khương Duy đánh Tào Nguỵ, dẫu sao Tiều Chu được Dương Hí vô cùng coi trọng cũng kịch liệt phản đối việc Khương Duy Bắc phạt Trung Nguyên.

Cũng do việc này nên sau khi uống rượu vào, Dương Hí thường có lời lẽ lên mặt giễu cợt với Khương Duy. Ngoài mặt Khương Duy tỏ ra khoan dung, trong lòng lại ghi thù, khó mà chịu được hành vi của Dương Hí. Sau khi đại quân Thục Hán trở về, những quan chức có liên quan của Thục Hán nhận được lệnh của Khương Duy, tấu trình lên triều đình về việc của Dương Hí, vậy là Dương Hí bị cách chức, trở thành dân thường. Từ đó, vị đại thần ấy cuối cũng đã mất đi tất cả, giống Lý Nghiêm khi xưa, đều bị giáng làm dân thường.

Tới năm 261 (năm Cảnh Diệu thứ 4), Dương Hí qua đời. Tuy rằng trong sử liệu không ghi chép cụ thể về cái chết của Dương Hí, thế nhưng với một người hết sức tài hoa như Dương Hí, hiển nhiên sau khi bị Khương Duy bãi miễn chức quan, ông dã uất ức bất đắc chí, vì thế ra đi trong tủi hờn.

Còn với Khương Duy, tuy rằng ông quả thật hết sức trung thành với Thục Hán, thế nhưng, trước một đại thần xuất thân từ Ích Châu như Dương Hí, cách xử lý của Khương Duy có thể nói rằng không hề kiêng nể, điều này hiển nhiên khiến cho chỗ đứng của Khương Duy ngày càng bị trở nên cô lập ở Thục Hán.

Theo Khánh An

Trí thức trẻ

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên