Đại tướng Ngô Xuân Lịch: Bộ Quốc phòng sẽ giữ lại 100% vốn nhà nước tại 17 doanh nghiệp
Đại tướng Ngô Xuân Lịch, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng khẳng định nhiệm vụ tham gia sản xuất xây dựng làm kinh tế đã, đang và sẽ luôn là chức năng, nhiệm vụ rất quan trọng của quân đội cần phải được quy định trong dự thảo Luật Quốc phòng (sửa đổi).
- 21-11-2017Sắp thoái hết vốn, Bộ Quốc phòng không còn là cổ đông lớn của Hà Đô
- 07-09-2017Trong tháng 9, sân bay Tân Sơn Nhất có thêm 13 vị trí đỗ tàu bay qua đêm ở khu vực đất Bộ Quốc phòng bàn giao
- 13-07-2017Video: Bộ Quốc phòng nói về phát biểu của tướng Lê Chiêm
“Quân đội làm kinh tế chính là gánh vác nhiệm vụ chính trị”
Ngày 24/11, Quốc hội thảo luận trên hội trường về dự thảo Luật Quốc phòng. Việc quân đội có nên làm kinh tế được nhiều đại biểu góp ý thảo luận.
Thiếu tướng Nguyễn Minh Hoàng, Phó Chính uỷ quân khu 7 cho rằng quân đội làm kinh tế mục đích đầu tiên là gia tăng sức mạnh quân sự, sức mạnh quốc phòng, từ đó gia tăng sức mạnh quốc gia.
"Quân đội làm kinh tế cũng để góp phần xây dựng một nền kinh tế độc lập, tự chủ cùng với tiến bộ kỹ thuật và công nghệ quốc phòng ngày càng hiện đại. Quân đội làm kinh tế chính là gánh vác nhiệm vụ chính trị, xã hội mà các doanh nghiệp nhà nước khác không làm", đại biểu Hoàng nhấn mạnh.
Vị này cũng cho biết, trong thời gian tới theo đề án được Chính phủ phê duyệt sẽ tái cơ cấu lại các doanh nghiệp, các đoàn kinh tế quốc phòng, theo đó làm đúng định hướng của Đảng, tăng cường quốc phòng bảo vệ vững chắc Tổ quốc.
Đại biểu Nguyễn Văn Khánh, Phó Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát quân sự Trung ương cũng cho rằng quân đội tham gia sản xuất kết hợp quốc phòng với kinh tế là chủ trương nhất quán xuyên suốt của Đảng, Nhà nước.
"Ngay từ ngày đầu thành lập, chức năng, nhiệm vụ của quân đội đã được xác định, quân đội ta là đội quân cách mạng, đội quân chiến đấu, đội quân công tác, đội quân sản xuất. Chức năng cơ bản đó của Quân đội nhân dân Việt Nam được khẳng định và phát huy trong suốt chặng đường xây dựng chiến đấu trưởng thành hơn 70 năm qua", ông Khánh nói.
Cũng theo vị này, trong điều kiện ngân sách còn hạn hẹp, việc quân đội tham gia phát triển kinh tế - xã hội sẽ góp phần thực hiện được 4 mục tiêu là gia tăng sức mạnh của quân đội và sức mạnh tổng hợp quốc gia, xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ, tận dụng tiềm lực, tiềm năng của đất nước về mọi mặt, từng bước nâng cao vị thế quốc tế của Việt Nam.
Vị này cho biết, hiện Bộ Quốc phòng đang tổ chức sắp xếp lại các doanh nghiệp theo hướng các doanh nghiệp quân đội không làm kinh tế đơn thuần mà làm kinh tế quốc phòng, làm kinh tế khoa học công nghệ để phục vụ cho phát triển tiềm lực quốc phòng, góp phần làm gia tăng sức mạnh trong quân đội và tiềm lực quốc gia.
Chỉ để lại 17 doanh nghiệp 100% vốn nhà nước có liên quan đến quốc phòng
Phát biểu giải trình thêm trước Quốc hội, Đại tướng - Bộ trưởng Quốc phòng Ngô Xuân Lịch cho biết có nhiều ý kiến đề nghị cân nhắc việc quân đội làm kinh tế.
Về vấn đề này, Bộ trưởng khẳng định ngay từ ngày đầu thành lập, chức năng, nhiệm vụ của Quân đội nhân dân Việt Nam đã được Đảng và Bác Hồ xác định: Quân đội ta là quân đội cách mạng, đội quân chiến đấu, đội quân công tác, đội quân lao động, sản xuất.
"Chức năng cơ bản đó được khẳng định vào phát huy trong suốt chặng đường xây dựng, chiến đấu và trưởng thành của quân đội. Hơn 70 năm qua, quy định quân đội nhân dân thực hiện nhiệm vụ tham gia lao động, sản xuất, xây dựng kinh tế là thể chế hóa chủ trương, quan điểm của Đảng", ông Lịch nói.
Bộ trưởng cũng cho biết, đối với các doanh nghiệp quân đội, bên cạnh không ngừng đổi mới, phát triển, hội nhập, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh gắn với thực hiện quốc phòng.
Nhiều doanh nghiệp còn đóng góp hàng ngàn tỷ đồng cho ngân sách nhà nước như Tập đoàn viễn thông quân đội, Tổng công ty Tân cảng Sài Gòn, Tổng công ty Sông Thu, Tổng công ty trực trăng Việt Nam, Ngân hàng thương mại cổ phần quân đội...
Theo Bộ trưởng, năm 2017 quán triệt nghị quyết Trung ương, sự chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng đã thực hiện đổi mới, sắp xếp, cơ cấu lại doanh nghiệp quân đội từ 88 doanh nghiệp chỉ để lại 17 doanh nghiệp 100% vốn nhà nước có liên quan trực tiếp đến nhiệm vụ quốc phòng, số còn lại thực hiện thoái vốn cổ phần hóa sắp xếp sáp nhập.
Ngoài nhiệm vụ trên, các Tập đoàn kinh tế quốc phòng và các doanh nghiệp quân đội còn là đơn vị dự bị động viên sẵn sàng mở rộng thành các binh đoàn chủ lực tác chiến khi đất nước có chiến tranh.
Do vậy, Bộ trưởng khẳng định nhiệm vụ tham gia sản xuất xây dựng làm kinh tế đã, đang và sẽ luôn là chức năng, nhiệm vụ rất quan trọng của quân đội cần phải được quy định trong dự thảo Luật Quốc phòng (sửa đổi).
BizLive
- Infographic: Những quyết định quan trọng nào đã được thông qua tại Kỳ họp thứ 4 Quốc hội khóa XIV?
- Trung ương cắt 10.000 tỉ đồng cho các dự án chống ngập TP HCM
- Bế mạc Kỳ họp thứ 4, Quốc hội khóa XIV
- Quốc hội yêu cầu xử lý nghiêm các hành vi trốn thuế, gian lận thương mại
- Quốc hội thông qua Nghị quyết về cải cách bộ máy hành chính Nhà nước