MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Đảm bảo an toàn cho nhân viên y tế trong phòng, chống dịch COVID-19

06-04-2022 - 07:39 AM | Xã hội

Ảnh minh họa.

Ảnh minh họa.

Ngày 5/4/2022, Bộ Y tế đã ra Quyết định 838/QĐ-BYT về việc ban hành Hướng dẫn An toàn, vệ sinh lao động cho nhân viên y tế trong phòng, chống dịch COVID-19.

Đối tượng áp dụng của Quyết định này là người sử dụng lao động/cán bộ quản lý cơ sở y tế, người làm công tác an toàn, vệ sinh lao động, người làm công tác kiểm soát nhiễm khuẩn.

Toàn nhân viên y tế làm việc trong các cơ sở y tế công lập và ngoài công lập, làm các nghề, công việc có nguy cơ rủi ro an toàn, vệ sinh lao động trong phòng, chống dịch COVID-19 và được phân loại theo quy trình, hoạt động phòng, chống dịch COVID-19 như sau:

+ Nhóm 1: Làm nhiệm vụ điều tra dịch tễ tại cộng đồng (còn gọi là truy vết) là những nhân viên thực hiện nhiệm vụ truy vết người nhiễm và nghi nhiễm SARS-CoV-2 tại cộng đồng. Đây thuộc nhóm có nguy cơ lây nhiễm COVD-19 trung bình;

+ Nhóm 2: Là nhân viên y tế lấy mẫu và xét nghiệm nhanh tại cộng đồng... Đây thuộc nhóm có nguy cơ lây nhiễm COVID-19 cao;

+ Nhóm 3: Là những nhân viên y tế làm việc tại các phòng xét nghiệm, Khoa vi sinh, Khoa xét nghiệm và làm xét nghiệm tất cả bệnh phẩm của người nhiễm hoặc nghi ngờ nhiễm SARS-CoV-2 tại các cơ sở y tế công lập và ngoài công lập. Đây thuộc nhóm có nguy cơ lây nhiễm COVID-19 cao;

+ Nhóm 4: Là những nhân viên y tế trực tiếp điều trị, chăm sóc, phục vụ, chuyên chở bệnh nhân COVID-19 và vận chuyển, xử lý, khâm liệm tử thi, giám định pháp y tử thi, người nhiễm SARS-CoV-2 . Đây thuộc nhóm có nguy cơ lây nhiễm rất cao;

+ Nhóm 5: Là nhân viên y tế ;làm việc trong các khu vực khám, chữa bệnh thông thường; khám sàng lọc, tư vấn; khu cách ly tập trung; chuyên chở người nghi nhiễm SARS-CoV-2. Đây thuộc nhóm có nguy cơ lây nhiễm COVD-19 trung bình;

+ Nhóm 6: Là nhân viên y tế làm việc tại Trạm Y tế xã/phường/thị trấn lưu động chịu trách nhiệm quản lý, theo dõi người nhiễm COVID-19 tại nhà và cộng đồng; xét nghiệm COVID-19; tiêm vaccine phòng COVID-19; truyền thông về COVID-19; khám, điều trị, cấp thuốc cho người mắc các bệnh khác. Đây thuộc nhóm có nguy cơ lây nhiễm COVID-19 cao;

Các nguy cơ rủi ro chính về an toàn, vệ sinh lao động trong phòng, chống dịch COVID-19 mà nhân viên y tế đối mặt.

- Lây nhiễm SARS-CoV-2 trong quá trình làm việc;

- Viêm da do phải mặc phương tiện bảo vệ cá nhân trong thời gian dài và trong thời tiết nóng nực.

- Căng thẳng nhiệt (say nóng, say nắng) do phải mặc phương tiện bảo vệ cá nhân trong thời gian dài và trong thời tiết nóng nực.

- Tiếp xúc với các hóa chất khử khuẩn do tăng tần suất sử dụng;

- Mệt mỏi kéo dài do thời gian làm việc kéo dài, khối lượng công việc lớn, thời gian nghỉ ngơi không đủ, không cung cấp đầy đủ dinh dưỡng.

- Bạo hành, kỳ thị, phân biệt đối xử, quấy rối tại nơi làm việc.

- Rối loạn sức khỏe tâm thần (trầm cảm, lo âu, căng thẳng cảm xúc, kiệt sức nghề nghiệp, vv) do căng thẳng tâm lý.

- Đau mỏi cơ xương khớp do nâng nhấc, vận chuyển, chăm sóc bệnh nhân và các vật nặng khi tham gia phòng, chống dịch COVID-19.

- Điều kiện công trình vệ sinh phúc lợi không đầy đủ hoặc không đảm bảo an toàn.

Để đảm bảo an toàn và sức khỏe nghề nghiệp cho nhân viên y tế trong phòng, chống dịch COVID-19, ngoài các biện pháp theo từng yếu tố nguy cơ cụ thể, các cơ sở y tế cần áp dụng và thực hiện các biện pháp dự phòng như:

Cho phép nhân viên ở nhà trong trường hợp nghi ngờ mắc bệnh COVID-19 với các triệu chứng đặc hiệu như sốt, ho, khó thở…

Giảm thời gian làm việc, tăng thời gian nghỉ giải lao cho nhân viên y tế khi mặc đầy đủ phương tiện bảo vệ cá nhân làm việc trong môi trường nóng; giảm căng thẳng và mệt mỏi cho nhân viên y tế bằng cách luân phiên ca làm việc, luân chuyển nhân viên y tế từ vị trí làm việc rất căng thẳng xuống vị trí ít căng thẳng hơn...

Bố trí thời gian làm việc và nghỉ ngơi phù hợp cho nhân viên y tế để dự phòng nguy cơ mệt mỏi:

+ Thời gian ca làm việc: Mỗi tuần nên bố trí 5 ca 8 tiếng hoặc 04 ca 10 tiếng, nếu làm 12 giờ/ngày thì phải sắp xếp nhiều ngày nghỉ xen kẽ hơn. Sắp xếp thời gian làm việc ngắn hơn vào ban đêm. Nên tổ chức đổi ca luân phiên theo chiều thuận (sáng đến chiều đến đêm) và có cân nhắc đến nguyện vọng của nhân viên y tế, điều kiện địa phương và cơ sở y tế.

+ Nghỉ giải lao: Thường xuyên bố trí nghỉ giải lao ngắn giữa giờ (cứ sau 1- 2 giờ làm việc); cho phép thời gian nghỉ ăn trưa/tối dài hơn.

+ Thời gian nghỉ ngơi và phục hồi sức khỏe: Xây dựng chính sách về thời giờ làm việc và nghỉ ngơi phù hợp.

Khối lượng công việc: Đối với những ca làm việc kéo dài 12 giờ, nên bố trí các công việc "nhẹ nhàng hơn" (như công việc hành chính). Đối với các công việc có cường độ làm việc cao, gắng sức, môi trường làm việc khắc nghiệt hay tiếp xúc với các nguy cơ rủi ro ATVSLĐ khác, thì nên bố trí ca làm việc ngắn hơn.

- Cung cấp các bữa ăn đầy đủ dinh dưỡng.

- Rút ngắn thời gian ca làm việc, nếu có thể...

https://cafef.vn/dam-bao-an-toan-cho-nhan-vien-y-te-trong-phong-chong-dich-covid-19-20220406073855581.chn

Y Vân

Nhịp sống kinh tế

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên