Đam mê IT, 13 tuổi đã kiếm tiền, 43 tuổi trở thành tỷ phú tự thân, tôi rút ra 4 bài học xương máu: Coi trọng chất lượng hơn số lượng, tiền chỉ là thứ xếp sau một yếu tố quan trọng hàng đầu
Tỷ phú này thà có trong tay một vài cá nhân xuất sắc, còn hơn sở hữu một đội ngũ đông đảo nhưng chỉ ở mức trung bình.
- 13-12-2023Vấn đề khó tin của giới "rich kid" hiện tại: Gặp khó khăn khi tiêu và quản lý khối tài sản khổng lồ từ bố mẹ tỷ phú
- 13-12-2023Địa điểm "đặc biệt" chứng kiến vô số cuộc giao dịch của giới tỷ phú, những người giàu nhất thế giới thường không thể bỏ qua
- 12-12-2023Tỷ phú giàu thứ 2 hành tinh trong mắt hàng xóm ở khu dân cư giới thượng lưu: Cửa đóng then cài, không tham gia hoạt động tập thể nào
Bhavin Turakhia là một tỷ phú tự thân 43 tuổi, sinh ra trong một gia đình trung lưu ở Ấn Độ. Tính đến nay, anh đã xây dựng rồi bán đi 2 công ty, thu về hơn 1 tỷ USD.
Anh và anh trai Divyank đã thành lập công ty công nghệ đầu tiên, Directi, với khoản vay 375 USD từ cha họ vào năm 1998. Đến năm 2014, họ đã bán 4 công ty gồm BigRock, LogicBoxes, ResellerClub và Webhosting.info với giá 160 triệu USD. Liên doanh tiếp theo của hai anh em là một doanh nghiệp công nghệ quảng cáo có tên Media.net được bán với giá 900 triệu USD chưa đầy 7 năm sau khi ra mắt.
Điều khiến Turakhia khác biệt với hầu hết các doanh nhân công nghệ khác là anh chưa bao giờ huy động vốn từ bên ngoài. Bhavin là người ủng hộ mạnh mẽ việc tự phát triển một doanh nghiệp, trừ khi việc tìm kiếm đầu tư là thực sự cần thiết. Anh nói: “Khi bạn thực sự tin tưởng vào giá trị của những gì bạn đang tạo ra, bạn sẽ không cần phải cố gắng tăng trưởng bằng cách “làm loãng” vốn chủ sở hữu”.
Niềm đam mê xây dựng các công ty công nghệ của anh rất sâu sắc. Mặc dù đã kiếm được nhiều tiền hơn hầu hết các doanh nhân khác mơ ước, anh vẫn tiếp tục dấn thân hàng ngày vào 3 dự án mạo hiểm công nghệ nữa.
Anh hiện đang phát triển Flock, một ứng dụng cộng tác cho phép các tập thể điều phối công việc và hiện có hơn 500.000 người dùng. Anh là người đồng sáng lập Zeta, công ty cung cấp các giải pháp phần mềm giúp giảm thuế cho nhân viên, nhà ăn tự động và tặng quà cho nhân viên, đã có hơn 1,8 triệu người dùng. Dự án thứ 3 có tên Radix, hiện là công ty đăng ký tên miền lớn thứ 3 thế giới. Để có được những thành công như vậy, Bhavin luôn kiên định với 4 niềm tin kinh doanh cốt lõi sau đây:
Bài học 1: Tạo ra giá trị hơn là chú trọng đến sự định giá
Thay vì tập trung vào xây dựng giá trị của công ty trong mắt các nhà đầu tư, Bhavin tin rằng những người kinh doanh phải tập trung cao độ vào giá trị mà họ mang lại cho khách hàng.
Thay vì bận tâm đến các số liệu không thực sự quan trọng như lưu lượng truy cập và số lượng nhân viên, anh khuyên họ nên tập trung vào chỉ số đo lường sự hài lòng của khách hàng (NPS) và lợi nhuận.
Nền tảng khởi nghiệp với rất nhiều dự án kinh doanh mang đã hun đúc trong anh một xu hướng là luôn đảm bảo rằng mỗi hoạt động kinh doanh đều làm cho khách hàng hài lòng đến mức họ sẵn sàng trả tiền cho sản phẩm.
Anh cảnh báo rằng nếu các doanh nhân chỉ tập trung vào sự định giá, họ sẽ tìm cách tối ưu hóa mọi thứ hướng tới mục tiêu đó và có thể bỏ lỡ tiềm năng tạo ra giá trị thực sự. Đó mới là yếu tố quyết định khả năng thu được lợi nhuận hoặc phải rút lui. Anh nói: “Sự định giá chỉ là một mặt phụ, không phải là một mục tiêu.”
Bài học 2: Sáng tạo hơn nhiều tiền
Các công ty đầu tư lớn từ sớm sẽ có xu hướng ném tiền vào các vấn đề hơn là tìm kiếm giải pháp sáng tạo. Nhưng thế giới khởi nghiệp luôn đề cao sự đổi mới, sáng tạo để giải quyết vấn đề.
Nếu cứ lạm dụng, cuối cùng bạn sẽ phải trả rất nhiều tiền để thu hút khách hàng thay vì tìm ra phương pháp tiếp thị mang lại lợi thế. Nhiều công ty chỉ thuê một trung gian để tiến hành nghiên cứu thị trường, do đó bỏ lỡ cơ hội gặp mặt trực tiếp với khách hàng và phát hiện ra những mặt khác mà trung gian có thể bỏ qua.
Lạm dụng tiền thực sự có thể ngăn cản các doanh nhân điều chỉnh các vấn đề của thị trường. Bhavin nói: “Nếu một doanh nghiệp được tài trợ quá tốt, họ sẽ luôn có xu hướng ném tiền vào các vấn đề thay vì đào sâu tìm kiếm giải pháp đổi mới. Nhưng cái khó mới ló cái khôn.”
Bài học 3: Chất lượng hơn số lượng
Việc đầu tư quá nhiều và quá sớm cũng sẽ gây ra sự cám dỗ để mở rộng đội ngũ một cách nhanh chóng, để công ty trông có vẻ lớn mạnh và thành công, thay vì giữ một đội ngũ nhỏ, ưu tú, thậm chí có thể rất nhanh nhẹn và chủ động.
Số lượng không thay thế được chất lượng. Chẳng hạn, bạn có thể tìm tới 100 vận động viên ở mức trung bình và đưa họ vào một đội, nhưng cũng không thể tiến gần hơn đến huy chương vàng.
Mỗi mỗi nhân viên mới đều mang theo hành trang và kinh nghiệm riêng. Nếu bạn thuê những người trung bình, họ sẽ làm gián đoạn sự tập trung của các nhân viên ưu tú. Các công ty không có nguồn tài chính dồi dào chỉ nên tuyển dụng một vài người xuất sắc. Cho dù như vậy, họ vẫn có thể sẽ có lợi thế hơn so với công ty có cả trăm người nhưng chất lượng nhân sự thua kém.
Bài học 4: Tập trung
Bhavin nói: “Thành công tỷ lệ thuận với mức độ tập trung mà bạn dành để giải quyết vấn đề”. Các doanh nhân cần xác định một nhu cầu lớn của thị trường và tập trung toàn bộ công sức để giải quyết nó tốt hơn bất kỳ ai khác có thể.
Bhavin giải thích: “Một trong những kẻ thù lớn nhất của các công ty khởi nghiệp là sự mất tập trung. Các công ty khởi nghiệp cố gắng làm quá nhiều việc từ quá sớm và rồi không thành công ở bất kỳ việc nào trong số đó. Một công ty nhỏ không thể xuất sắc cả trong lĩnh vực thương mại điện tử và thanh toán, cũng như mạng xã hội và hậu cần. Các doanh nhân phải xác định chính xác vấn đề mà họ có thể giải quyết tốt nhất và tập trung để giải quyết nó.
Khi còn là một cậu bé, Bhavin nhớ rằng cha anh hầu như ngày nào cũng nói với anh và anh trai rằng: “Con có thể làm bất cứ điều gì mà con quyết tâm”. Niềm tin đó chắc chắn đã đơm hoa kết trái và Bhavin cho tới nay cũng sẵn sàng chia sẻ thông điệp đó với nhiều doanh nhân nhất có thể.
Nhịp sống thị trường