Dân chứng khoán Việt Nam hẳn sẽ rất buồn khi biết thông tin này
Ông Nguyễn Sơn – Vụ trưởng Vụ phát triển TTCK trực thuộc Ủy ban chứng khoán Nhà nước mới đây đã chia sẻ rằng Việt Nam đang nỗ lực để đến cuối năm 2016 sẽ được MSCI nâng hạng từ thị trường sơ khai lên hạng thị trường mới nổi.
- 15-06-2016Chứng khoán Trung Quốc lại đón tin buồn từ MSCI
- 29-04-2016Chứng khoán Việt Nam bao giờ được nâng hạng vào nhóm mới nổi?
- 15-03-2016Tỷ phú Mark Mobius: Các thị trường mới nổi đang đến thời hồi phục
Ngày hôm qua, trong khi từ chối đưa cổ phiếu Trung Quốc vào rổ chỉ số thị trường mới nổi Emerging Markets Index thì MSCI đã quyết định điền tên Pakistan vào rổ chỉ số này.
Ngay lập tức, chỉ số chứng khoán Pakistan KSE100 đã tăng vọt 2,78% lên mức 38.560 điểm. Tính từ đầu năm tới nay, chỉ số KSE100 cũng đã tăng tới 15%, dẫn đầu đà tăng của các TTCK Châu Á.
TTCK Pakistan đã là một phần của thị trường mới nổi (Emerging Markets) từ năm 1994 nhưng việc đóng cửa giao dịch năm 2008 do khủng hoảng tài chính toàn cầu đã khiến MSCI hạ TTCK nước này xuống thị trường sơ khai (Frontier Markets) trước khi quay trở lại trong năm 2016.
Gia nhập MSCI Emerging Markets Index là một thương vụ lớn với Pakistan. Theo ước tính, nhà đầu tư nước ngoài sẽ mua vào một lượng cổ phiếu trên TTCK Pakistan trị giá khoảng 400 triệu USD sau khi được nâng hạng từ thị trường sơ khai lên thị trường mới nổi.
Diễn biến chỉ số KSE100 trong thời gian gần đây
Để lọt vào nhóm thị trường mới nổi thì quy mô vốn hóa chỉ là một khía cạnh. MSCI rất chú ý đến yếu tố thanh khoản khi đánh giá các thị trường và việc Trung Quốc lần thứ 3 bị từ chối nâng hạng cũng một phần bởi lý do này.
Tương tự, những vấn đề về thanh khoản, giới hạn tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài, tốc độ cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nước chậm chạp cũng là những yếu tố khiến TTCK Việt Nam hiện vẫn bị đánh giá trong nhóm sơ khai. Ngay cả Vinamilk, một cổ phiếu được nhà đầu tư rất yêu thích nhưng cũng không có nhiều cơ hội để sở hữu bởi nhà nước hiện nắm giữ 45% cổ phần, trong khi các nhà đầu tư nước ngoài cũng nắm giữ ở ngưỡng tối đa 49%.
Trong một cuộc phỏng vấn với Bloomberg mới đây, ông Nguyễn Sơn – Vụ trưởng Vụ phát triển TTCK trực thuộc Ủy ban chứng khoán Nhà nước – đã chia sẻ rằng Việt Nam đang nỗ lực để đến cuối năm 2016 sẽ được MSCI nâng hạng từ thị trường sơ khai lên hạng thị trường mới nổi. Tuy nhiên, có lẽ điều này sẽ khó có thể thực hiện được trong năm nay khi còn quá nhiều rào cản nâng hạng đối với Việt Nam.
Được biết, quy mô TTCK Việt Nam (bao gồm cả HSX, HNX, Upcom) hiện đạt 69 tỷ USD, trong khi TTCK Pakistan xấp xỉ 80 tỷ USD. GDP bình quân đầu người của Pakistan đạt 1.275 USD, trong khi Việt Nam cao hơn khoảng 50%.
Việcđược nâng hạng từ frontier market lên emerging market có ý nghĩa rất lớn đối với dòng vốn ngoại chảy vào thị trường chứng khoán đó.
Các quỹ đầu tư vào thị trường mới nổi hiện đang quản lý tổng lượng vốn lên đến 1,4 nghìn tỷ USD trong khi chỉ có một lượng nhỏ hơn rất nhiều phân bổ vào các thị trường biên. Khi Chính phủ quyết định nới room ngoại, giám đốc đầu tư VinaCapital Andy Ho từng nhận định nếu được nâng hạng, dòng vốn ngoại chảy vào thị trường Việt Nam có thể tăng 15-20%.
Một khi được nâng hạng giúp thị trường chứng khoán Việt Nam hội nhập với các thị trường quốc tế với việc tăng sức cạnh tranh, dễ tiếp cận hơn và thân thiện hơn. Hơn nữa, thị trường chứng khoán sẽ được hưởng lớn từ việc đánh giá lại mức xếp hạng và nhận được sự phân bổ tài sản lớn hơn từ các công ty quản lý quỹ toàn cầu. Chênh lệch định giá thấp do thanh khoản sẽ không còn, mức độ bất ổn giảm và sự quan tâm đến từ tiến trình cổ phiếu sẽ tác động tích cực đến thị trường.
Do đó, việc Việt Nam vẫn ở chỉ ở mức độ "thị trường biên" hẳn sẽ khiến giới đầu tư chứng khoán kém vui.