Dân công sở bất ngờ bỏ ô tô để đi tàu Cát Linh - Hà Đông dù hết miễn phí
Anh Hiếu cho biết nếu dùng ô tô đi từ Nghi Tàm đến Văn Quán, anh phải mất 50 phút. Trong khi đó nếu kết hợp xe đạp, tàu điện và đi bộ thì chỉ mất 30 phút.
- 21-11-2021Cận cảnh các bãi gửi xe vừa 'kích hoạt' phục vụ khách đi tàu Cát Linh - Hà Đông
- 21-11-2021Những góc đẹp say đắm khi ngắm tàu Cát Linh - Hà Đông từ flycam, xứng danh “chuyến tàu của hoàng hôn”!
- 20-11-2021Ảnh: Tàu Cát Linh - Hà Đông kín khách ngày cuối cùng miễn phí vé, có người đi vài lượt
Anh Hiếu cho biết nếu dùng ô tô đi từ Nghi Tàm đến Văn Quán, anh phải mất 50 phút. Trong khi đó nếu kết hợp xe đạp, tàu điện và đi bộ thì chỉ mất 30 phút.
Hôm nay là ngày thứ 2 tuyến đường sắt Cát Linh - Hà Đông tổ chức bán vé. 7h sáng, ga Cát Linh vắng vẻ, trái ngược hẳn với không khí náo nhiệt những ngày miễn phí trước đó.
Khu vực bán vé thỉnh thoảng mới có người vào mua. Trong đó, nhiều người mua vé tháng để đi làm lâu dài. Vé tháng có giá 200.000 đồng. Vé ngày có giá 30.000 đồng, không giới hạn số lần đi. Vé chặng dao động từ 8.000 đến 15.000 đồng.
Trước đây, anh Hiếu thường đi làm từ Nghi Tàm đến Văn Quán bằng ô tô. Mỗi ngày, anh mất 50 phút. Từ khi có tàu điện Cát Linh - Hà Đông, anh chuyển sang đạp xe đến ga Cát Linh, đi tàu điện và đi bộ vào công ty. Tổng thời gian chỉ có 30 phút mà lại được tập thể dục.
Khu vực sảnh chờ vắng vẻ hơn hẳn. Số người đi chơi, trải ngiệm ít hơn mà chủ yếu là người đi làm. Chị Thanh Hoà (trái) mới từ Đà Nẵng ra Hà Nội nên không có xe máy. Trước đi, chị đi làm bằng xe ôm công nghệ. Nhưng nay, các hãng xe chưa được hoạt động trở lại. Chị chọn đi tàu điện trên cao vì giá rẻ hơn và cũng khá tiện vì chỗ làm của chị gần ga La Thành.
Chuyến tàu từ Cát Linh đi Yên Nghĩa lúc 7h30 khá vắng vẻ. Các toa ở 2 đầu đoàn tàu chỉ có 2-3 người ngồi.
Anh Khắc An cho biết buổi sáng mọi người thường đi từ ngoài thành phố vào nên tàu đi ra thường vắng hơn. Trước đây anh thường đi xe buýt nhanh đến Yên Nghĩa. Tuy BRT cũng khá nhanh nhưng vẫn bị ảnh hưởng bởi tắc đường. Với anh An, tàu điện có ưu thế vượt trội vì di chuyển nhanh hơn, sạch và vắng hơn.
Ở chiều Yên Nghĩa đi Cát Linh, tàu đông hơn hẳn. Tuy nhiên, lượng người chỉ tập trung ở 2 toa giữa và mỗi ghế tối đa chỉ có 2 người ngồi.
Chị Vũ Thị Quyên đi từ La Khê đến Văn Quán. Trong chặng ngắn, chị thấy đi tàu không nhanh hơn đi xe máy nhưng chị chọn phương tiện này vì không phải đối mặt với khói bụi, tắc đường.
Còn Khánh Linh (phải) chọn đi tàu vì có thể dành thời gian để lượt điện thoại hay nghỉ ngơi, nhàn hơn nhiều so với đi xe máy.
Một số bạn trẻ vẫn chọn tàu điện để đi chơi, trải nghiệm. Hà My làm trong ngành thời trang cùng bạn đã chụp khá nhiều ảnh trên tàu vì chị cho rằng tàu điện Cát Linh - Hà Đông có rất nhiều góc để sống ảo.
9h sáng, hàng trăm người cùng xuống ga Cát Linh khiến ga tàu đông đúc trong chốc lát. Trong 15 ngày vận hành miễn phí (từ 6/11 đến 22h ngày 20/11) tuyến đường sắt đô thị Cát Linh - Hà Đông đã vận chuyển được 2.554 chuyến tàu an toàn, chở 380.510 hành khách. Bình quân 1 ngày tàu Cát Linh - Hà Đông vận chuyển 25.300 khách. Trong đó, ngày thường có khoảng 9.000 hành khách đi tàu, còn vào 2 ngày nghỉ cuối tuần vào khoảng 38.000 khách.
Tổ Quốc