Dân công sở không muốn nằm ngoài mốt niềng răng dù phải mang theo "tinh thần thép" ở môi trường tập thể, lẫn cảnh chen chân ở toilet giờ nghỉ trưa
Đối với dân công sở để bắt đầu hành trình niềng răng sẽ có nhiều khó khăn nhất định. Nhưng khi xu hướng này lên ngôi và có nhiều cải thiện tích cực trong tương lai, thì họ 'bất chấp'.
- 10-03-2023Có kiểu người ngược đời chốn công sở: Bị ‘dí deadline’ tới kiệt sức cũng không dám nghỉ, càng 'kể khổ' càng bám trụ lâu
- 28-02-2023Zema Việt Nam sở hữu công nghệ Hollywood Laser Peel trị nám và trẻ hoá da
- 26-02-2023Những cuộc bàn luận “thị phi” và toxic tại công ty đôi lúc vẫn dạy cho ta không ít bài học ứng phó trong môi trường công sở
- 17-02-2023Profile ‘cực chất’ của tân Miss Charm 2023: Từng tốt nghiệp khóa đào tạo phi công ở Mỹ, thông thạo nhiều ngôn ngữ và sở hữu body siêu nóng bỏng
- 03-02-2023Sở hữu 3 kỹ năng khó tự động hóa này, ChatGPT hay bất cứ công cụ AI nào cũng không thể thay thế bạn: Số 2 đặc biệt cần rèn luyện từ sớm
Trong lĩnh vực thời trang thì ở Thái Lan niềng răng đang được xem là "biểu tượng" hay món "trang sức" thì trong lối sống nó cũng đang được nhiều bạn trẻ tại Việt Nam nhìn nhận với góc nhìn vô cùng tích cực để cải thiện ngoại hình. Tuy nhiên, ai cũng biết để bắt đầu niềng răng không phải là chuyện dễ. Ngoài vấn đề chi phí thì nó còn có thể xem là cả một hành trình dài thay đổi rất nhiều trong thói quen sinh hoạt lẫn công việc hàng ngày. Ấy thế mà hiện nay nếu quan sát kỹ, bạn sẽ thấy dân công sở cũng không nằm ngoài xu hướng.
"Tại văn phòng của mình vào giờ ăn trưa sẽ thấy có đến 4 - 5 người đang niềng răng cùng vào nhà vệ sinh để chăm sóc răng miệng. Lúc đó mình mới nhận ra...
...Đi làm rồi mới nhận thấy tầm quan trọng của niềng răng"
Đó là chia sẻ của một bạn tên Mai, hiện đang làm tại công ty về truyền thông tại Hà Nội cho biết khi vô tình bắt gặp những người đồng nghiệp của mình cũng đang nằm trong xu hướng làm đẹp này ngay tại nơi mình làm việc.
Và sau lời giới thiệu đó, chúng tôi đã có dịp gặp bạn Minh Anh cũng đang trong quá trình niềng răng chia sẻ vì sao bản thân đã chi một số tiền không nhỏ cho vấn đề này, nhất là khi trước đây những người đã đi làm đều nghĩ niềng răng chỉ gây cản trở họ trong vấn đề giao tiếp, có khi còn ảnh hưởng đến sinh hoạt cá nhân trong môi trường công sở.
Hà Vy (29 tuổi, Tây Hồ, Hà Nội) cũng bắt đầu niềng răng sau nhiều năm "gia nhập" cuộc sống văn phòng.
Minh Anh kể: “Bạn ngồi kế mình là nhân viên mới, còn nhiều điều chưa hiểu, hay làm sai để cả nhóm bị nhắc nhở. Đôi khi góp ý, sếp mình cũng khó chịu, thậm chí muốn nạt cho vài câu để bạn chú tâm hơn. Nhưng bạn lại rất biết cách "thu phục" lòng người bằng việc nhận lỗi rồi còn nở một nụ cười thật tươi để thể hiện sự chân thành. Thế là không chỉ sếp mà cả team xuôi ngay, còn dốc lòng hỗ trợ. Thú thật, thấy vậy đôi khi mình cũng có chút ghen tị. Nhưng ngẫm kỹ lại đó chẳng phải là bài học cơ bản nhất trong việc giao tiếp hay sao?
Răng mình vừa ngà ngà, lại thưa chứ không đến mức quá tệ. Tuy nhiên, cũng chính vì vậy mà bất giác nó khiến mình trở nên tự tin với chính nụ cười mà mình có. Chưa bao giờ mình dám hé miệng cười một cái thật tươi hay đôi khi chỉ là nói rõ chữ trong lúc đối mặt với sếp lẫn đồng nghiệp. Mặc cho mọi người từng nhiều lần góp ý là phải nói to lên trong các cuộc họp làm ảnh hưởng không nhỏ trong quá trình làm việc. Chưa kể có vài lần mình được phân công đi gặp đối tác, nghe nói người này quan trọng với công ty, mình có xu hướng trốn tránh bằng cách tìm người “cứu trợ”, đẩy cho người khác được thì đẩy”, Hà Phương kể.
Từ trường hợp của Hà Phương kể trên thì đây cũng không phải chuyện hiếm gặp ở các dân công sở hay các công ty đòi hỏi nhân viên phải thường xuyên giao tiếp, gặp gỡ đối tác, khách hàng. "Nếu là sự yếu kém trong các vấn đề chuyên môn thì đôi lúc bất chấp để được đi, được làm để học hỏi kinh nghiệm. Nhưng với sự tự ti về bất cứ vẻ bên ngoài nào của bản thân mà không sớm nhận ra hoặc tìm cách cải thiện thì ở thời buổi hiện nay cũng là một trong các lý do gây cản trở đến công việc, xa hơn là cơ hội thăng tiến.
Tại đây mình không chỉ nói riêng về những người chọn niềng răng hay là không, mà bất cứ ai cũng không thể hoàn hảo, chắc chắn mỗi người đều có sự khiếm khuyết mà chỉ bản thân mình mới biết được thôi" - Hà My (TP.HCM) hiện đang làm tại đài truyền hình chia sẻ.
Mỗi ngày đi làm ngoài cơm hộp thì còn phải mang "cả núi" đồ vệ sinh răng
“Các chị cứ ăn đi ạ, ổi với xoài hơi cứng em mới thay mắc cài”.
“Các sĩ kêu phải đeo bộ này 20 tiếng/ngày nhưng đến giờ nhiều khi em vẫn thấy nản quá”.
“Ăn uống no nê thì đến giờ đi xếp hàng đánh răng rồi chị em ơi”.
“Trưa nay chị chải răng rồi nên không dùng tăm nước nữa”.
Đó là vài cuộc đối thoại ngắn thường xuyên xuất hiện tại các văn phòng có hội niềng răng xuất hiện vào giờ ăn trưa. Nghe qua thì thấy vất vả thật đấy, nhưng với họ khi đã lựa chọn thì đều đã phải chuẩn bị tâm lý lẫn tinh thần từ trước.
Chị Lan Anh sắm sẵn một chiếc tăm nước để ở bàn làm việc công ty.
Chị Lan Anh (Hà Nội) cho biết: “Bây giờ niềng răng không còn là chuyện hiếm, không chỉ ở công ty mà bạn bè mình bên ngoài cũng có vài người nên vô tình khiến nó trở nên bình thường hóa, riêng bản thân cũng tự tin hơn khi cười nói, vui vẻ với đồng nghiệp, khách hàng. Riêng mình chỉ lăn tăn mỗi lúc đi liên hoan, phải thổ lộ trước với mọi người để tìm quán mà có món mình ăn được. Rồi khi ăn phải tháo niềng ra, để vào trong hộp, có mấy đồng nghiệp cứ đùa là dùng răng giả nọ kia. Mình biết cách nói ấy không được tích cực lắm, nhưng người đã chọn niềng răng thì mình tin chắc ai cũng phải dần học cách để thích nghi”.
Việc vệ sinh cá nhân cho phần răng miệng cũng là cái gì đó rất quan trọng đối với người niềng răng. Thông thường các vật dùng thường phải túc trực bên người mỗi khi ra khỏi nhà là hàng chục thứ khác nhau từ: Bàn chải điện, tăm nước, chỉ nha khoa, nước súc miệng,... chưa kể các món chuyên dụng khác tùy vào phương pháp niềng răng của mỗi người.
Bạn Mai (Hà Nội) là một điển hình. "Tối ở nhà dùng xong là phải lách cách xếp bộ dụng cụ vệ sinh răng, đảm bảo không thiếu thứ gì để mang lên công ty sử dụng vào trưa hôm sau. May có chồng mình hay để ý, có khi chuẩn bị hộp cơm là nhét vào túi luôn cho, chứ mình hay quên lắm” - Mai nói.
Bộ kit chăm sóc răng răng niềng mà hầu hết nhân viên văn phòng mang theo đến công ty, có đủ chỉ nha khoa, chải kẽ răng, kem đánh răng chuyên dụng
Còn chị Vy, đã niềng răng được gần 2 năm, răng vào khuôn gần như ổn định rồi nên cũng đúc kết được kinh nghiệm. “Chị tự chuẩn bị đồ ăn ở nhà, không ăn ngoài nên chủ động được các món, chỉ làm món dễ nhai, thuận tiện. Nên bây giờ đi làm chị chọn 1 trong 2, hôm chỉ đem bàn chải kẻ răng và chỉ nha khoa để làm sạch mắc cài, hôm thì chỉ dùng dùng tăm nước”.
Chị Hà Vy tốn khoảng 15 - 20 phút cho công cuộc vệ sinh răng niềng vào mỗi buổi trưa.
“12 giờ bắt đầu ăn trưa, thường mọi người sẽ nói chuyện đến 1 giờ mới bắt đầu đi ngủ, thì chị tranh thủ hơn 12 rưỡi để đi chải răng. Trong lúc dùng tăm nước sẽ đi lại vận động nhẹ một chút, đồng thời để khuôn răng vào hộp tự động làm sạch. Có mất công hơn một chút nhưng cũng không ảnh hưởng đến công việc. Thật ra kể cả có niềng răng hay không thì các bước vệ sinh răng miệng như thế này, một người bình thường cũng nên thực hiện”, chị Phương Thúy nói.
Vẫn có nhiều điều khó nói vì môi trường tập thể
Ảnh minh họa. Nguồn: Pexels.
Không nói riêng gì chị em phụ nữ vì vẻ đẹp ngoại hình là điều ai cũng quan tâm và mong muốn được cải thiện theo thời gian mà với một số dân văn phòng là nam cũng vô cùng ủng hộ.
"Khi đã đi làm, tự kiếm được thu nhập, tự nhận ra bản thân mình muốn gì và cải thiện điều gì thì mọi việc làm để nó trở nên tốt hơn đều hoàn toàn xứng đáng. Ngoại trừ một số trường hợp bản thân mình từng chứng kiến có vài nam đồng nghiệp không được "hào hiệp" lắm, ví dụ như khi đi ăn trưa cùng team, các bạn có yêu cầu tìm những món dễ nhai thì lại cho rằng đó là yêu cầu không vì tập thể.
Tuy không phải ai cũng vậy, nhưng mình đã từng tận mắt chứng kiến điều ấy xảy ra ngay tại công ty cũ. Và dĩ nhiên câu chuyện này không thể nói ai đúng, ai sai, nó là quyền tự do và nhu cầu của mỗi người nhưng mình chia sẻ để thấy được dù niềng răng đang là xu hướng nhưng cũng có những trường hợp cá biệt một chút chứ không có cái gì là hoản hảo. Nên bất cứ ai, kể cả mình khi đã quyết định rồi thì nên chuẩn bị trước tinh thần và dần học cách thích ứng" - Thanh Phong, nhân viên Hành chính tại công ty về Logistics ở TP.HCM cho biết.
Thể thao văn hóa