Đàn ông chỉ nghĩ tới GIÁ CẢ, bo bo giữa của, rụt rè kiếm bạc cắc thì mãi không khá lên được: GIÁ TRỊ đàn ông nằm ở giấc mơ lớn, đầu óc lớn!
Người ta nói về giá cả, vì đầu óc người ta có sự giới hạn về được/mất. Sợ mất thì mới có khái niệm đắt. Còn tham thì mới có khái niệm rẻ. Khi còn quan tâm đến giá cả thay vì giá trị, thì người ta khó mà có đầu óc lớn, giấc mơ lớn.
- 04-04-2020Trong đại dịch, bạn chợt nhận ra điều quan trọng này chính là "liều thuốc" giảm đau, xoa dịu tất cả, giúp số đông có động lực vực dậy mọi thứ
- 04-04-2020"Lá rách đùm lá rách hơn": Người đàn ông nghèo bán đất ủng hộ chống Covid-19
- 04-04-2020Không phải phong thủy, đây mới là thứ có thể quyết định thành bại, sang hèn của đời người: Ai cũng nên biết và suy ngẫm!
Theo bạn, bao nhiêu tiền thì đắt, bao nhiêu dặm thì xa?
Người ta nói xa, vì đầu óc người ta có sự giới hạn về địa lý. Có người qua làng bên đã xa, có người sang tỉnh khác mới xa, có người đi nước khác mới xa, có người lên cung trăng mới xa.
Người ta nói về giá cả, vì đầu óc người ta có sự giới hạn về được/mất. Sợ mất thì mới có khái niệm đắt. Còn tham thì mới có khái niệm rẻ. Khi còn quan tâm đến giá cả thay vì giá trị, thì người ta khó mà có đầu óc lớn, giấc mơ lớn. Có thể bạn sẽ không thể hiểu, chưa hiểu hoặc không chịu hiểu những dòng văn trên, nhưng đó là những kiến thức mà người ta chỉ dạy cho tầng lớp tinh hoa, có triết học sâu sắc vì người thường chắc chắn sẽ phản đối.
Người đàn ông ở Việt Nam thường được dạy, ba cái trên đời phải làm là "tậu trâu, cất nhà, cưới vợ". Văn hoá lúa nước mấy nghìn năm, ngồi trong làng nghĩ mãi rồi đúc kết, xong dạy cho con cháu thế hệ sau theo cái áp đặt là "các cụ nói cấm có sai" (thực tế là đại đa số hướng con người vào nếp nghĩ rất nhỏ, chút lợi danh cỏn con). Mỗi người trẻ lớn lên, bị ảnh hưởng lớn nhất là từ ông bà cha mẹ họ. Sống trong một phạm vi địa lý chật hẹp, đất chật thì người khôn, người ta sẽ nghĩ mẹo để lấy tiền của nhau và cho đó là "có trí".
Con trâu ngày xưa, ngày nay là công cụ kiếm ăn ví như chiếc xe, đã là việc ưu tiên hàng đầu phải sắm.
Rồi tới cái nhà để ở, tốn rất nhiều thời gian cuộc đời để mua nhà/cất nhà.
Rồi tới hôn nhân, lập gia đình vì "trai đến tuổi thì phải lấy vợ, gái đến tuổi thì phải lấy chồng" dù chưa trải nghiệm thanh xuân độc thân để tự do bay nhảy và làm 1 số việc để có sai sót khi còn năng lượng tuổi trẻ.
Khi có gia đình, người ta phải cân nhắc nhiều hơn, ít dám liều hơn, đi đâu làm gì cũng phải có ý kiến của chồng/vợ. May mắn gặp người bạn đời hào sảng phóng khoáng và tiếp năng lượng dương cho mình thực hiện giấc mơ, nhiều người cưới nhầm năng lượng âm nên khóc lóc giận hờn cãi vã cả ngày với nhau, không cho mạo hiểm làm lớn, không cho mạo hiểm đi xa, không cho làm khác, cái gì cũng "gia đình là số 1" nên một số người, làm quan để được hưởng lợi, có cơ hội là đem tài sản công về cho vợ cho con vì "ưu tiên gia đình, lệnh ông không bằng cồng bà".
Rất nhiều đàn ông chưa đủ độc lập để tự mình nghĩ khác, làm khác. Có trâu có vợ có nhà xong rồi làm gì nữa? Không làm gì cho đến khi già thì chết, thành những nấm mộ vô danh chôn ở chỗ cao cao trên làng. Tới dăm ba thế hệ thì người ta bốc dỡ nghĩa trang để lấy đất sản xuất, hiếm mới thấy được ngôi mộ 4000 năm, 3000 năm, 2000 năm, 1000 năm, 500 năm, 200 năm, thậm chí 100 năm cũng khó kiếm. Những nghĩa trang ngày nay, 50 năm sau hoặc cao lắm 100 năm sau, các bạn sẽ thấy nó là những khu đô thị.
Trong khi các dân tộc thuộc nhóm chinh phục, khai phá....thì việc lớn nhất của đàn ông lại khác, nên họ mới khuyến khích đi tìm những vùng đất mới, họ mới có châu Mỹ, châu Úc, châu đại dương, chinh phục Mặt Trăng và sao Hoả, sản xuất phi thuyền và máy bay. Xác chết giữa biển khơi hay giữa đại ngàn vùi trong sa mạc, cũng chẳng khác gì chết yên ấm trong làng trong xã, vì cuối cùng người ta cũng đã chết. Đám tang linh đình cũng chẳng có ý nghĩa gì, loài người 1-2 ngày lại quay vào cơm áo gạo tiền của họ, vào vòng danh lợi. Chỉ có người có thành tựu thì được ghi vào sách sử, người có tấm lòng thì được nhắc trên môi của người từng được giúp đỡ. 100 năm hay 1000 năm, đời người cũng chỉ vậy thôi.
Thế giới của các nước giàu có văn minh đều bắt nguồn từ văn hoá chinh phục, du mục và đi nhiều (ngay cả nước Đông Á là Nhật cũng thuộc hệ "đi nhiều, dám đi, chinh phục với đội thương thuyền của họ từ thế kỷ 14-15 đã đến Hội An Vân Đồn trong khi chúng ta không hề có đội thương thuyền nào đi buôn bán xuyên châu lục). Trong khi chúng ta thì ngồi "se chỉ luồn kim", "bèo dạt mây trôi" hát thôi là hát, hát mỏi miệng thì ngồi nhậu.
Đó là thời xưa, còn bây giờ đô thị hoá, ai lên thành phố lớn được thì tìm cách bám trụ, mừng rỡ khi tìm được 1 việc làm dăm bảy triệu. Cứ cuối tuần như hôm nay, rủ nhau vào quán ngồi quẹt điện thoại, uống trà sáng vỉa hè bàn chuyện Donald Trump. Bàn bạc đặt cọc miếng đất hay căn hộ nào, rồi giá lên thì ăn chênh lệch. Ly cà phê 10 ngàn thì quánh nhau giành thanh toán nhưng vay mượn cỡ 100 triệu trở lên thì quỳ xuống lạy đòi mấy năm chưa chắc chịu trả.
"Se chỉ luồn kim" chi cho đời nhỏ xíu bạn ơi. Nghĩ đến câu thơ yên ngựa, chiếc thuyền vượt đại dương.... như các dân tộc khai phá đi thôi. Bạn chỉ có 1 cuộc đời để sống (you only live once).
(Tony Buổi sáng)
Trí thức trẻ