Dân Sài Gòn khốn khổ vì nhà biến…thành hầm
Nền nhà thấp hơn mặt đường 1,5m, biến thành hầm khiến cuộc sống người dân đảo lộn.
- 30-05-2016Dự án đường sắt Cát Linh - Hà Đông: Tổng thầu Trung Quốc chậm trễ trong dàn xếp 250 triệu USD
- 25-05-2016Dự án đường cao tốc Hà Nội - Hải Phòng: "Ưu ái" một cách bất thường
- 11-05-2016Đừng 'treo' mãi các dự án cầu, đường…
Đó là tình trạng mà hàng trăm hộ dân sống trên đường Kinh Dương Vương, quận Bình Tân, TP. HCM đang phải chịu đựng.
Theo ghi nhận của PV VietNamNet, tuyến đường Kinh Dương Vương đang thi công công trình cải tạo hệ thống thoát nước đoạn từ mũi tàu Phú Lâm đến vòng xoay An Lạc. Công trình do Trung tâm điều hành chương trình chống ngập TPHCM làm chủ đầu tư đang chuyển sang giai đoạn nâng đường, vỉa hè…
Tuyến đường Kinh Dương Vương hiện đang thi công công trình cải tạo hệ thống thoát nước đoạn từ mũi tàu Phú Lâm đến vòng xoay An Lạc.
Những ngày này, đi dọc tuyến đường, có thể quan sát được các vạch sơn ở tường nhà người dân thể hiện độ cao của con đường đã cơ quan chức năng kẻ lên. Bằng mắt thường có thể thấy, có nơi nhà dân bị sụt xuống so với mặt đường mới 1,5-1,6 m, nơi sụt thấp nhất khoảng 0,7-0,8 m.
Hậu quả của "đường cao hơn nhà" là cuộc hàng nghìn hộ dân bị đảo lộn, buôn bán kinh doanh ế ẩm, thu nhập giảm sút, nhiều người thuê mặt bằng buôn bán phải trả lại, kiếm nơi kinh doanh mới.
Công trình đang chuyển sang giai đoạn nâng đường, vỉa hè…nên đất đá ngổn ngang
Một con hẻm bị đất đá, nắp hố ga ngáng đường
Đường Kinh Dương Vương nâng cao cả mét khi thi công đã đẩy nhà dân hai bên đường biến thành hầm
Ông Nguyễn Văn Liêm (57 tuổi, số nhà 584 Kinh Dương Vương) kinh doanh vật liệu xây dựng nói: Từ khi đường Kinh Dương Vương thi công tới nay, việc kinh doanh giảm một nửa so với ngày thường. Đường nâng cao khiến nhà ông thấp hơn mặt đường 1,2m; nắng thì bụi bay mù mịt, mưa nước tràn vào nhà lênh láng.
Bà Nguyễn Thị Vân (44 tuổi, ngụ số 606 Kinh Dương Vương) nói như khóc: “Khổ lắm, nhà tôi thấp hơn đường gần 1,5m. Giờ không nâng nhà lên thì không sống nổi, mà làm thì phải chạy đôn, chạy đáo để mượn tiền.
"Tôi cũng như bao hộ dân khác chỉ mong được Nhà nước hỗ trợ phần nào để người dân nâng nền, sửa chữa nhà" - bà Vân cho hay.
Nhiều nhà dân thụt sâu gần 1,5m so với mặt đường
Bà Nguyễn Thị Vân: “Khổ lắm, nhà thấp hơn đường gần 1,5m. Giờ không nâng nhà lên thì không sống nổi, mà làm thì cũng phải chạy đôn chạy đáo để mượn tiền”.
Các em nhỏ sống trong những căn hầm giữa TP
Khốn khổ trong căn nhà biến thành hầm thấp hơn gần 1,5 mét
Ngoài quận Bình Tân, hiện nay Sở Xây dựng TP.HCM cho biết, có 4 quận khác có nhà dân bị ảnh hưởng bởi các dự án nâng đường gồm: quận 6, 8, Bình Thạnh, Thủ Đức.
Mới đây, Sở Xây dựng đã đề xuất UBND TPHCM có chính sách hỗ trợ các hộ gia đình bị thiệt hại bởi các dự án nâng đường, hẻm.
Sở Tài nguyên & Môi trường TP.HCM cũng đã có văn bản gửi UBND thành phố về xây dựng chính sách hỗ trợ cho hộ gia đình, cá nhân ảnh hưởng bởi dự án trên. Hình thức hỗ trợ bằng cách vay vốn ưu đãi để thực hiện cải tạo, sửa chữa nhà ở phần diện tích bị ảnh hưởng và tùy từng trường hợp cụ thể sẽ có mức hỗ trợ khác nhau.
Vietnamnet